Hướng dẫn giải quyết tranh chấp

9
3530

Giải quyết tranh chấp là quá trình làm rõ các yêu cầu, đề nghị, đàm phán và đi đến thống nhất hoặc không thống nhất các quyền lợi xung đột giữa các bên theo sự thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật

Tranh chấp không được các bên hòa giải thành hoặc không thể hòa giải được thì coi như tranh chấp chưa được giải quyết, theo đó dựa vào thỏa thuận của các bên, đối chiếu với quy định của pháp luật các bên có quyền khởi kiện các tranh chấp này để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Việc giải quyết các tranh chấp sẽ theo một trình tự, thủ tục nhất định vào từng cơ chế khác nhau, có thể hòa giải cơ sở, hòa giải thương mại, tự đàm phán, khởi kiện tố tụng trọng tài hoặc khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền.

Tranh chấp tài sản là tranh chấp phổ biến, bởi tài sản luôn là mối quan tâm hàng đầu và cũng chính bởi tài sản mà nảy sinh tranh chấp. Các tranh chấp tài sản thường rất đa rạng, tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng, nhiều khi quyền khai thác, quyền thuê, thừa kế tài sản, thuê mua tài sản. Tranh chấp liên quan đến sở hữu riêng, sở hữu chung, sở hữu chung của vợ chồng…

Tranh chấp dân sự là các tranh chấp về tài sản thuộc lĩnh vực dân sự, thực ra luật dân sự bao hàm gần hết các lĩnh vực, tuy nhiên để dễ hiểu vẫn có thể tách ra từng phần như: Các tranh chấp về Đất đai, Tranh chấp về Hôn nhân và gia đình, tranh chấp về kinh doanh thương mại… nhìn chung các tranh chấp không tách được ra thì đều gọi chung là tranh chấp về dân sự. Trong lĩnh vực dân sự cũng quy định rõ các quyền về dân sự trong đó có quyền về tài sản, quyền nhân thân, quyền khác… do vậy phạm vi tranh chấp cũng rất rộng có thể là về tài sản hoặc không phải tài sản nhưng đều thuộc phạm vi và lĩnh vực dân sự.

Tranh chấp hợp đồng là một dạng của tranh chấp dân sự có thể là tranh chấp về các hợp đồng dân sự như: hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng thuê, hợp đồng mượn tài sản, hợp đồng gia công, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vay mượn… và các dạng hợp đồng dân sự phổ biến. Nhiều khi không nhất thiết là tên gọi hợp đồng mà là các giao dịch, văn bản thỏa thuận, các văn bản khác không thuộc hình thức nào nhưng nếu là lĩnh vực dân sự thì khi có tranh chấp đều hiểu là tranh chấp trong lĩnh vực dân sự.

Tranh chấp đất đai là các tranh chấp mà đối tượng chủ yếu là đất đai, quyền sử dụng đất, nhà ở, các công trình gắn liền trên đất trong đó thể hiện rõ quyền của người sử dụng đất, tranh chấp liên quan đến tài sản trên đất, tranh chấp về bờ cõi, danh giới, tranh chấp về ngõ đi chung, diện tích sử dụng chung… đất đai là một tài sản lớn nên các tranh chấp đất đai luôn được mọi người quan tâm, bởi quyền lợi là thiết thực nhất và nhiều khi đất đai, nhà cửa mang lại giá trị kinh tế lớn. Tranh chấp đất đai cũng có thể là hợp đồng về đất đai, các giao dịch về đất đai.

Tranh chấp kinh doanh thương mại là các tranh chấp trong quá trình hoạt động kinh doanh thương mại, trong đó có những hoạt động kinh doanh liên quan đến các thành viên công ty, các cổ đông, các vấn đề hợp tác kinh doanh, các giao dịch liên quan đến hoạt động kinh doanh… tranh chấp trong quá trình thương mại có thể là thương mại hàng hóa hoặc thương mại dịch vụ, quá trình mua bán hàng hóa, thanh toán tiền hàng, các vấn đề về đại lý hàng hóa giữa các thương nhân, các doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã hoặc giữa những người kinh doanh và vì mục đích kinh doanh… các tranh chấp về kinh doanh thương mại thường là rất rộng và phổ biến. Phương pháp giải quyết tranh chấp cũng nhiều nhưng phần lớn là hòa giải, đàm phán và khởi kiện tranh chấp tại Trọng tài thương mại, Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án.

Hòa giải giả quyết tranh chấp là một khâu, một quá trình quan trọng theo đó từ hòa giải sẽ đưa đến những phương pháp giải quyết tranh chấp hữu hiệu nhất. Trong tất cả các nguyên tắc của tố tụng có thể là tố tụng tòa án, tố tụng trọng tài các bên đều xác định hòa giải là biện pháp bắt buộc để giải quyết tranh chấp. Tùy thuộc vào tranh chấp khác nhau thì việc hòa giải cũng khác nhau, có thể là hòa giải cơ sở, hòa giải thương mại, hòa giải trong quá trình tố tụng. Dù hòa giải ở giải đoạn nào cũng có trình tự, thủ tục hòa giải và kết quả có thể là hòa giải thành và hòa giải không thanh. Việc hòa giải không thành nhiều khi cũng có thể là không hòa giải được hoặc không thể hòa giải được.

Giải quyết tranh chấp tại Tòa án là quá trình giải quyết tranh chấp mà các bên tranh chấp không thể tự thương lượng được với nhau, các bên tranh chấp cũng và đã làm nhiều biện pháp nhưng không thể giải quyết các bất đồng quan điểm. Khi khởi kiện ra tòa án thì tòa án chính là cơ quan sẽ giải quyết tranh chấp này. Trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án các bên sẽ tiếp tục hòa giải để các tranh chấp được giải quyết. Nếu các bên không đạt được thỏa thuận, Tòa án sẽ phán quyết về việc tranh chấp. Tại Hà Nội tòa án Hà Nội và Tòa án các huyện, quận như: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Tây Hồ, Hoàng Mai, Long Biên, Đông Anh, Gia Lâm… sẽ là nơi giải quyết các tranh chấp.

Các bài viết liên quan:

Giải quyết tranh chấp;

Tranh chấp tài sản;

Tranh chấp dân sự;

Tranh chấp hợp đồng;

Tranh chấp đất đai;

Tranh chấp kinh doanh thương mại;

Hòa giải giải quyết tranh chấp;

Giải quyết tranh chấp tại Tòa án.

CÔNG TY LUẬT DOANH GIA

Điện thoại: 0904.779997 – 098.112.9988

Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

Website: www.luatdoanhgia.com; Email: luatdoanhgia@gmail.com

9 BÌNH LUẬN

  1. […] Khi tranh chấp được đưa ra tòa án để giải quyết, phần lớn các bên nhất là Nguyên đơn khởi kiện thường hay quan tâm đến việc thời hạn giải quyết vụ án là bao lâu? Thời hạn này có cố định hay không? Hay tại sao nhiều người cho rằng vụ án sẽ kéo dài nhiều năm? […]