Giải quyết tranh chấp tại Tòa án

1
2073

Giải quyết tranh chấp tại Tòa án là quá trình giải quyết tranh chấp mà các bên tranh chấp không thể tự thương lượng được với nhau, các bên tranh chấp cũng và đã làm nhiều biện pháp nhưng không thể giải quyết các bất đồng quan điểm. Khi khởi kiện ra tòa án thì tòa án chính là cơ quan sẽ giải quyết tranh chấp này. Trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án các bên sẽ tiếp tục hòa giải để các tranh chấp được giải quyết. Nếu các bên không đạt được thỏa thuận, Tòa án sẽ phán quyết về việc tranh chấp.

Giải quyết tranh chấp tại tòa án sơ thẩm là quá trình các bên tiến hành giải quyết tranh chấp bằng biện pháp tòa án. Theo đó tòa án sẽ tiến hành hòa giải và giải quyết các tranh chấp sau khi thụ lý vụ án. Tòa án sẽ tiến hành hòa giải theo nhiều giai đoạn khác nhau, thường sẽ là giai đoạn lấy lời khai, nếu hòa giải không thành tòa án tiếp tục thu thập chứng cứ, giám định tài liệu, định giá tài sản, xem xét thẩm định tại chỗ và tiếp tục hòa giải lần 2. Nếu lần 2 mà vẫn hòa giải không thành tòa án sẽ tiếp tục đưa vụ án ra xét xử và ngay tại phiên xử tòa án cũng tiếp tục hòa giải nếu hòa giải thành tòa án sẽ công nhận sự hòa giải của đương sự.

Giải quyết tranh chấp tại tòa án phúc thẩm là sau khi có bản án, thì bản án sơ thẩm bị kháng cáo của các đương sự là Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan hoặc một hay tất cả các đương sự. Tòa án cũng giải quyết tranh chấp bằng bản án phúc thẩm nếu Viện kiểm sát có kháng nghị bản án sơ thẩm. Quyết định giải quyết tranh chấp của tòa án cấp phúc thẩm là có hiệu lực ngay và bản án này sẽ không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm nữa.

Tòa án giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của nguyên đơn, tại đơn khởi kiện nguyên đơn sẽ trình bày các vấn đề cụ thể và đề nghị tòa án giải quyết. Trên cơ sở yêu cầu tại đơn khởi kiện, các bản khai, yêu cầu khởi kiện bổ sung và các yêu cầu khác trong biên bản hòa giải, đối chất. Tòa án sẽ căn cứ vào tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và quy định của pháp luật để giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của Nguyên đơn và đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ việc.

Tòa án giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của bị đơn, đó là trường hợp Nguyên đơn khởi kiện bị đơn đến tòa án, nhưng trong quá trình giải quyết bị đơn có yêu cầu phản tố lại yêu cầu của nguyên đơn, lúc này bị đơn được hiểu như là nguyên đơn. Tòa án sẽ thụ lý yêu cầu phản tố của bị đơn nếu có căn cứ và lúc này bị đơn sẽ có yêu cầu như là một nguyên đơn khởi kiện và việc giải quyết sẽ như là giải quyết với nguyên đơn. Trong trường hợp này các bên cũng có quyền đối trừ công nợ của nhau, đối trừ nghĩa vụ và yêu cầu của nhau nếu các bên có thỏa thuận.

Tòa án giải quyết yêu cầu của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, theo quy định thì người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tuy không khởi kiện, không bị kiện nhưng khi giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi của họ. Do đó người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu độc lập. Yêu cầu độc lập có thể đối với nguyên đơn, đối với bị đơn hoặc đối với cả nguyên đơn và bị đơn và khi đó người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan được hiểu như là nguyên đơn khởi kiện. Tòa án cũng thụ lý yêu cầu, cho đi đóng tiền tạm ứng án phí và trên cơ sở đó sẽ giải quyết yêu cầu độc lập này.

Phương án giải quyết tranh chấp không ra tòa án là phương pháp mà các bên có thể thực hiện giải quyết tranh chấp bằng tố tụng trọng tài. Theo đó các bên lựa chọn trọng tài là người giải quyết tranh chấp. Có rất nhiều trung tâm trọng tài theo sự lựa chọn của các bên khi xác lập thực hiện giao dịch. Trọng tài sẽ giải quyết tranh chấp bằng tố tụng trọng tài và phán quyết của trọng tài sẽ được thực thi theo quy định của pháp luật.

Phương pháp giải quyết tranh chấp bằng hòa giải là phương pháp được ưu tiên hàng đầu theo đó các bên sẽ sử dụng việc hòa giải để giải quyết các tranh chấp bất đồng. Có thể sử dụng hòa giải thương mại vì đây là một quy định mới của nước ta. Các nước trên thế giới thì đã áp dụng rộng rãi do đó kết quả của biện pháp này cũng phù hợp với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó hòa giải tại cơ sở, xã phường thì trấn cũng luôn được ưu tiên áp dụng, theo đó các hòa giải viên sẽ là người tiến hành các cuộc hòa giải.

Một trong những phương pháp giải quyết tranh chấp bằng luật sư cũng luôn được ưu tiên, vì các bên có thể mời luật sư để họ tư vấn, hướng dẫn trong quá trình giải quyết. Đưa ra các phương án hiệu quả nhất để các bên thống nhất với nhau, vì đều là những người am hiểu pháp luật nên các bên đều thấu hiểu được việc hòa giải sẽ có lợi như thế nào? Các bên có ưu điểm gì và cái đích của hòa giải là gì để các bên đạt được thành công trong việc giải quyết tranh chấp.

Luật sư hướng dẫn giải quyết tranh chấp

Các bài viết liên quan:

Giải quyết tranh chấp;

Tranh chấp tài sản;

Tranh chấp dân sự;

Tranh chấp hợp đồng;

Tranh chấp đất đai;

Tranh chấp kinh doanh thương mại;

Hòa giải giải quyết tranh chấp;

CÔNG TY LUẬT DOANH GIA

Điện thoại: 0904.779997 – 098.112.9988

Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

Website: www.luatdoanhgia.com; Email: luatdoanhgia@gmail.com

1 BÌNH LUẬN