Tranh chấp đất đai là các tranh chấp mà đối tượng chủ yếu là đất đai, quyền sử dụng đất, nhà ở, các công trình gắn liền trên đất trong đó thể hiện rõ quyền của người sử dụng đất, tranh chấp liên quan đến tài sản trên đất, tranh chấp về bờ cõi, danh giới, tranh chấp về ngõ đi chung, diện tích sử dụng chung… đất đai là một tài sản lớn nên các tranh chấp đất đai luôn được mọi người quan tâm, bởi quyền lợi là thiết thực nhất và nhiều khi đất đai, nhà cửa mang lại giá trị kinh tế lớn. Tranh chấp đất đai cũng có thể là hợp đồng về đất đai, các giao dịch về đất đai.
Tranh chấp hợp đồng mua bán chuyển nhượng nhà đất là tranh chấp trong quá trình thực hiện chuyển nhượng nhà đất, các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán viết tay với nhau cũng có trường hợp là các hợp đồng mua bán nhà đất đã được UBND cấp xã, phường, thị trấn xác nhận hoặc đã được công chứng, chứng thực. Thực tiễn nhiều trường hợp là gán nợ đất đai với nhau nên khi thực hiện việc chuyển nhượng, đăng ký sang tên, làm sổ đỏ các bên sẽ ngăn chặn và phát sinh tranh chấp với nhau. Thực chất đây là một dạng của tranh chấp hợp đồng nhưng chi tiết và cụ thể hơn là tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà đất.
Tranh chấp về nhà ở là các tranh chấp liên quan đến quản lý, sử dụng và mua bán nhà ở, có thể là nhà tập thể, hay căn hộ chung cư, biệt thự… đây là tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở theo đó việc mua bán nhà ở giữa bên mua và bên bán do không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng nên đã tranh chấp với nhau về việc giải quyết. Khi các tranh chấp này phát sinh, người có quyền lợi muốn bảo vệ có thể khởi kiện ra tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Các tranh chấp đất đai phổ biến như: Tranh chấp về lối đi chung, ngõ đi chung; tranh chấp về danh giới sử dụng đất, quyền của người sử dụng đất; Tranh chấp của các đồng sở hữu, đồng sử dụng về nhà đất hoặc các tranh chấp khác liên quan đến việc quản lý, sử dụng và khai thác quyền sử dụng đất.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định trong Luật Đất đai, Bộ luật Dân sự, theo đó có 02 cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất là UBND các cấp gồm UBND cấp xã, UBND cấp huyện và UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Hệ thống tòa án nhân dân các cấp. Những quyền sử dụng đất đã có sổ đỏ, giấy chứng nhận hợp pháp về nhà đất hoặc tranh chấp về tài sản gắn liền trên đất sẽ thuộc hệ thống Tòa án giải quyết, còn tranh chấp về quyền sử dụng đất mà không có đặc điểm như trên sẽ thuộc thẩm quyền của UBND các cấp.
Luật sư hướng dẫn giải quyết tranh chấp
Các bài viết liên quan:
Tranh chấp kinh doanh thương mại;
Hòa giải giải quyết tranh chấp;
Giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
CÔNG TY LUẬT DOANH GIA
Điện thoại: 0904.779997 – 098.112.9988
Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội
Website: www.luatdoanhgia.com; Email: luatdoanhgia@gmail.com