Đòi tiền góp vốn

0
4879

Đòi tiền góp vốn là việc đòi lại số tiền đã góp vốn vào kinh doanh, ở nước ta chủ yếu và phổ biến là đòi tiền góp vốn vào các dự án kinh doanh bất động sản, mua bán sàn nhà, căn hộ chung cư và gốp vốn vào công ty kinh doanh hay các hợp đồng hợp tác kinh doanh…

Tiền góp vốn có đòi dược không? Thực tiễn trong quá trình hoạt động chúng tôi nhận thấy khá nhiều trường hợp góp vốn rất sơ sài, có hoặc không có hợp đồng, nhưng kể cả có hợp đồng cũng không xác định đúng và rõ là hợp tác kinh doanh nên phần lớn người góp vốn thường thiệt thòi hoặc người nhận góp vốn đã lâm vào tình trạng khó có tiền để trả lại vốn góp theo thỏa thuận. Tất nhiên tiền góp vốn phải đòi được, nhưng trước khi đòi cũng cần làm rõ việc góp vốn là thế nào? Góp vốn là trường hợp xác định làm ăn chung nên có thua có được, thua thì phải chịu còn được thì chia lợi nhuận và nhận tiền góp vốn về.

Tiền góp vốn phải xác định đúng mục đích khi hợp tác với nhau thì tiền góp vốn là tiền làm ăn chung, do đó nếu dự án hay hoạt động sản xuất, kinh doanh kể cả dịch vụ kinh doanh chung mà có hiệu quả thì các bên sẽ phân chia lợi nhuận góp vốn trên cơ sở hợp tác thỏa thuận đã ký với nhau. Còn nếu hoạt động kinh doanh không như mong muốn thì các bên sẽ chịu thua lỗ trên cơ sở tỷ lệ và thỏa thuận góp vốn nhiều khi còn chịu mất hết cả tiền góp vốn. Nhưng nếu bên góp vốn không có lỗi trong việc triển khai thực hiện hoạt động kinh doanh thì không phải chịu thiệt hại và có quyền yêu cầu hoàn trả tiền góp vốn khi đến hạn.

Đòi tiền góp vốn mua cổ phần thực tế trong quá trình làm luật sư chúng tôi nhận thấy việc góp vốn mua cổ phần công ty cũng thường xảy ra các tranh chấp, có khi hiểu là mua cổ phần hay là thỏa thuận với nhau nhưng bản chất lại chẳng phải mua cổ phần, mà lại là mua vốn góp ở Công ty TNHH có thể là 1 thành viên hay nhiều thành viên, có khi lại là cứ góp tiền vào cho công ty còn công ty làm gì thì tùy… do đó cần xác định rõ để xác định quan hệ tranh chấp, có phải là tranh chấp thành viên công ty hay không? Tranh chấp cổ đông hay không? Hay là tranh chấp góp vốn, góp tiền mà không thuộc các diện trên. Việc góp vốn có bị vô hiệu hay không? Đó là các vấn đề cần thiết khi nghiên cứu các hồ sơ thuộc nhóm này.

Trong giai đoạn gần đây việc góp vốn mua nhà ở, chung cư, dự án, sàn căn hộ… thường phát sinh vì nguyên nhân phần lớn là do việc bùng nổ các dự án bất động sản, nhất là khi Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2007 có hiệu lực, kể từ thời điểm đó rất nhiều các dự án bất động sản được triển khai, trong đó nổi cộm lên ở các thành phố lớn nhà Hà Nội.. theo đó Luật Nhà ở, Luật Đất đai cũng có những quy định tương ứng, các chủ đầu tư, những người thực hiện dự án đã có nhiều cách lách luật khi căn hộ chưa được phép mua bán như: Hợp đồng vay vốn; hợp đồng góp vốn… bản chất đây phải được hiểu là hợp tác kinh doanh vì sau đó chủ đầu tư sẽ bán cho người góp vốn, người vay vốn căn hộ và phần nhiều là họ sẽ kinh doanh mua đi bán lại… do đó đã phát sinh khá nhiều tranh chấp.

Một số tranh chấp điển hình về góp vốn như: Các tranh chấp trong việc góp vốn vào các cửa hàng, cửa hiệu để làm ăn kinh doanh; góp vốn mua bán chung ô tô để kinh doanh dịch vụ vận tải; góp vốn vào các xưởng sản suất để kinh doanh; góp tiền mua chung nhà đất… các vấn đề góp vốn này thường sơ sài, trên cơ sở bạn bè, anh em gia đình, cùng câu lạc bộ hay cùng công ty nên thường xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp không những chỉ mất về tài sản góp vốn có khi còn mất luôn cả tình cảm tốt đẹp vốn có trước đây.

Mẫu hợp đồng góp vốn bằng tiền thực tế trong mỗi trường hợp góp vốn khác nhau, tùy thuộc vào mục đích kinh doanh khác nhau, dự án cụ thể hợp tác là gì, mức đầu tư bao nhiêu, các bên sử dụng lợi thế nào để hợp tác, việc triển khai hoạt động kinh doanh khi hợp tác thế nào? Nhiệm vụ của các bên trong liên doanh, cơ chế phân chia lợi nhuận, tỷ lệ lợi nhuận cũng như thua lỗ và các vấn đề khác nên không thể có mẫu nhất định cho mọi trường hợp. Những cũng có thể từ các nội dung nên trên xác định rõ được các chỉ tiêu, tiêu chí và quy định vào hợp đồng thỏa thuận giữa các bên cũng đã là làm rõ được các vấn đề hợp tác và hạn chế các rủi ro cũng như tranh chấp sau này.

Dịch vụ thu hồi xử lý nợ

Các bài viết liên quan:

Đòi tiền cho vay;

Thu hồi công nợ;

Xử lý nợ khó đòi;

Nợ tiền mua bán hàng hóa;

Khởi kiện đòi nợ;

Mua bán nợ;

Ủy quyền đòi nợ

Dịch vụ đòi nợ

CÔNG TY LUẬT DOANH GIA

Điện thoại: 0904.779997 – 098.112.9988

Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

Website: www.luatdoanhgia.com; Email: luatdoanhgia@gmail.com