Cố ý gây thương tích là hành vi của một người hoặc nhiều người, một nhóm người cố ý gây thương tích cho một người hay nhiều người bị hại, hành vi này có thể bị bồi thường cho người bị hại và có thể bị tòa án xử về tội cố ý gây thương tích.
Gây thương tích là việc thường xảy ra trong các vụ xô xát, để đánh giá là cố ý gây thương tích hay vô ý gây thược tích cũng như tỷ lệ thương tật của người bị hại sẽ cấu thành tội cố ý gây thương tích hay vô ý gây thương tích, cũng có khi không cấu thành tội phạm mà bị xử lý vi phạm về hành vi cố ý gây thương tích và phải bồi thường do việc gây thương tích với một khoản tiền nhất định. Gây thương tích nếu chưa đến mức phải chịu tù tội thì bị xử phạt vi phạm và được xác định là có tiền sự, còn gây thương tích mà bị tòa án xử tội có bản án thì lại bị coi là có tiền án. Có tiền án hay tiền sự đều là nhân thân xấu.
Tội cố ý gây thương tích là tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự và sẽ bị xử phạt vi phạm. Theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 1999 thì tội cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 104, còn theo Bộ luật hình sự năm 2015 có hiệu lực năm 2018 thì tội cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự. Tội cố ý gây thương tích xác định là hành vi cố ý, lỗi cố ý. Thông thường tỷ lệ thương tật là 11% trở lên, nhưng cũng có khi tỷ lệ thương tật dưới 11% vẫn xử về tội này.
Điều 134 Bộ luật hình sự hiện hành quy định về tội cố ý gây thương tích trong đó xác định hành vi phạm tội cố ý gây thương tích, cấu thành tội phạm cố ý gây thương tích. Điều 134 được áp dụng từ năm 2018 do đó hành vi gây thương tích từ năm 2018 sẽ bị xử lý về tội này. Tội cố ý gây thương tích tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 có sự khác biệt so với Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội cố ý gây thương tích. Điều 134 Bộ luật hình sự chia ra làm nhiều khoản để xác định hành vi phạm tội và khung hình phạt như: Khoản 1 Điều 134, khoản 2 Điều 134, Khoản 3 Điều 134, Khoản 4 Điều 134, Khoản 5 Điều 134… các khoản khác nhau sẽ là các khung hình phạt khác nhau và ảnh hưởng đến mức độ đi tù, giam giữ, án treo, hay tại ngoại của bị cáo.
Hành vi đánh người gây thương tích dù là cố ý hay vô ý đều ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người bị người khác đánh hay gây thương tích, pháp luật có nhiều chế tài về việc xử phạt, nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị chế tài hành chính là xử phạt vi phạm hành chính. Nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị kết án thì sẽ phải chấp hành hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự.
Bị người khác đánh gây thương tích, trong các cuộc ẩu đả thường diễn ra việc bị người khác đánh gây thương tích, nên trường hợp này cần xác định các lỗi hỗn hợp cụ thể, các lỗi cố ý, lỗi vô ý, nhiều khi không xác định được ai đánh mình hoặc đánh như thế nào cũng là những thiệt thòi của người bị người khác đánh gây thương tích. Nếu đủ cơ sở xác định người gây thương tích cho mình thì mình được hiểu là người bị hại, dù cho là hành chính hay hình sự thì người bị đánh trong trường hợp này cũng xác định là người bị hại và được quyền yêu cầu bồi thương thiệt hại do hành vi của người khác đánh gây thương tích cho mình.
Người bị hại trong vụ đánh nhau gây thương tích là người mà bị người khác, có thể là một hoặc nhiều người khác đánh mình và gây thương tích cho mình. Người bị hại có quyền yêu cầu và đề nghị khởi tố vụ án hình sự cố ý gây thương tích, khởi tố bị can là những người cố ý gây thương tích cho mình, yêu cầu trưng cầu giám định tỷ lệ thương tật, yêu cầu giám định lại tỷ lệ thương tật, yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khỏe, bồi thường về thu nhập giảm sút, bồi thường về tiền viện phí, tiền thuốc chữa trị
Gây thương tích cho người khác phải đền bao nhiêu tiền? đây là câu hỏi mà nhiều người đã gọi điện, gửi email hay tin nhắn về Luật Doanh Gia. Để xác định và đánh giá phải bồi thường bao nhiêu còn căn cứ vào nhiều yếu tố như:
- Người bị hại thương tật thế nào?
- Người bị hại có bị thiệt hại tính mạng hay không
- Có nhiều người bị hại hay chỉ một người bị hại
- Bị hại có lỗi hay không
- Một mình gây thương tích hay nhiều người gây thương tích
- Và các yếu tố khác liên quan đến việc bồi thường
Khi bồi thường cho người bị hại sẽ bồi thường những khoản sau:
- Tiền viện phí, thuốc men chữa trị
- Tiền phục hồi sức khỏe
- Tiền thuê người chăm sóc
- Tiền thiệt hại về sức khỏe
- Tiền thu nhập bị giảm sút
- Và các chi phí thực tế liên quan khác.
Tòa án xử tội về gây thương tích là việc Tòa án có thẩm quyền xét xử tội phạm về việc cố ý gây thương tích, hay vô ý gây thương tích, thông thường các tội mà tòa án xử có liên quan đến gây thương tích tại cấp sơ thẩm là Tòa án nhân dân các quận, huyện của thành phố Hà Nội và xét xử phúc thẩm khi có kháng cáo kháng nghị là Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
Luật sư bào chữa các vụ án hình sự;
Các bài viết liên quan:
Gây thương tích; Tội cố ý gây thương tích; Điều 134 Bộ luật hình sự; Hành vi đánh nhau gây thương tích; Quyền của người bị hại; Tòa án xử tội Cố ý gây thương tích; Bồi thường cho người bị hại
CÔNG TY LUẬT DOANH GIA
Điện thoại: 0904.779997 – 098.112.9988
Website: www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn
Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội; Email: luatdoanhgia@gmail.com;