Bồi thường cho người bị hại

0
1319

Gây thương tích cho người khác phải đền bao nhiêu tiền? đây là câu hỏi mà nhiều người đã gọi điện, gửi email hay tin nhắn về Luật Doanh Gia. Để xác định và đánh giá phải bồi thường bao nhiêu còn căn cứ vào nhiều yếu tố như:

  • Người bị hại thương tật thế nào?
  • Người bị hại có bị thiệt hại tính mạng hay không
  • Có nhiều người bị hại hay chỉ một người bị hại
  • Bị hại có lỗi hay không
  • Một mình gây thương tích hay nhiều người gây thương tích
  • Và các yếu tố khác liên quan đến việc bồi thường

Thỏa thuận về mức bồi thường với bị hại, một trong những ưu tiên trong quá trình bồi thường thiệt hại của vụ án cố ý gây thương tích là thỏa thuận về việc bồi thường. Nếu người gây thương tích, nhiều trường hợp là bị can, bị cáo mà thỏa thuận được phần bồi thường với bị hại thì trường hợp này bị hại có thể làm đơn xin rút yêu cầu khởi tố vụ. Trong trường hợp rút yêu cầu khởi tố vụ án với những vụ án thuộc diện khởi tố theo yêu cầu của hị hại thì vụ án sẽ được đình chỉ và sẽ không thể trở thành tội phạm, coi như không phạm tội.

Buộc phải bồi thường cho bị hại là trường hợp người gây thiệt hại cho sức khỏe của người khác, bị can, bị cáo, người đại diện của bị can, bị cáo, gia đình bị can, bị cáo không thông nhất và hòa giải được việc bồi thường với gia đình bị hại, với bị hại thì Tòa án sẽ phán quyết mức bồi thường cụ thể cho bị hại trong bản án.

Kháng cáo về tăng mức bồi thường là trường hợp người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại là chồng, vợ, con, cha, mẹ… làm đơn kháng cáo lên cấp phúc thẩm, nội dung kháng cáo về phần bồi thường, yêu cầu tăng số tiền bồi thường hoặc tính lại số tiền bồi thường cho chính xác. Kháng cáo về mặt bồi thường phải trong thời hạn kháng cáo và phải cung cấp chứng cứ, bằng chứng hoặc căn cứ pháp luật cho yêu cầu kháng cáo của mình.

Kháng cáo tăng hình phạt cho các bị cáo. Ngoài việc kháng cáo về bồi thường người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại là chồng, vợ, con, cha, mẹ… làm đơn kháng cáo lên cấp phúc thẩm xe, xét tăng hình phạt cho các bị cáo, đây là trường hợp tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử sơ thẩm nhưng bị hại không đồng ý với mức hình phạt mà Tòa án sơ thẩm đã tuyên.

Liên đới chịu bồi thường cho bị hại, vụ án có nhiều bị cáo gây ra cho bị hại thì các bị cáo phải liên đới bồi thường cho bị hại, tổng số tiền mà các bị cáo bồi thường cho bị hại chính bằng số tiền mà bị hại được hưởng mức bồi thường. Số tiền này có thể là do các bên thỏa thuận hoặc do Tòa án quyết định

Không trực tiếp gây thương tích có phải bồi thường không, không trực tiếp gây thương tích vẫn phải bồi thường vì trường hợp này là trường hợp phạm tội có đồng phạm, và người đồng phạm tuy không phải là người trực tiếp gây ra các vết thương cho bị hại nhưng cũng chính là người đã giúp sức, chuẩn bị công cụ phương tiện, thực hành… nên phải chịu trách nhiệm, tuy nhiên có sự phân hóa rõ ràng về trách nhiệm của từng người và mức bồi thường sẽ khác nhau. Trường hợp này sẽ áp dụng liên đới bồi thường và một người bồi thường phần lớn hay tất cả nghĩa vụ có quyền yêu cầu các bị cáo khác phải hoàn trả lại số tiền mà mình đã bồi thường cho bị cáo.

Phải bồi thường những tiền gì cho bị hại, khi bồi thường cho người bị hại sẽ bồi thường những khoản sau:

  • Tiền viện phí, thuốc men chữa trị
  • Tiền phục hồi sức khỏe
  • Tiền thuê người chăm sóc
  • Tiền thiệt hại về sức khỏe
  • Tiền thu nhập bị giảm sút
  • Và các chi phí thực tế liên quan khác.

Luật Doanh Gia tư vấn pháp luật, bảo vệ quyền cho người bị hại cũng như thu thập chứng cứ, tài liệu chứng minh cho yêu cầu bồi thường.

Luật sư bào chữa các vụ án hình sự;

Luật sư bào chữa vụ án Cố ý gây thương tích

Các bài viết liên quan:

Gây thương tích; Tội cố ý gây thương tích; Điều 134 Bộ luật hình sự; Hành vi đánh nhau gây thương tích; Quyền của người bị hại; Tòa án xử tội Cố ý gây thương tích; 

CÔNG TY LUẬT DOANH GIA

Điện thoại: 0904.779997 – 098.112.9988

Website: www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn    

Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội; Email: luatdoanhgia@gmail.com