Vai trò của Luật sư, luật sư tham gia vụ án hình sự với vai trò là người bào chữa, khi thực hiện bào chữa cho người bị buộc tội, người bị tạm giữ, người bị tạm giam, bị can, bị cáo trong tất cả các giai đoạn từ Điều tra vụ án, khởi tố vụ án, Truy tố vụ án và xét xử vụ án, luật sư sẽ thực hiện các quyền bào chữa để bảo chữa cho các bị can, bị cáo.
Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. Người bào chữa có thể là: Luật sư; Người đại diện của người bị buộc tội; Bào chữa viên nhân dân;Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên trong hoạt động thực tiễn thì chủ yếu luật sư sẽ là người bào chữa vì ngoài quyên tham gia bào chữa, luật sư còn có các quyền của Luật sư theo Luật Luật sư.
Những ai không được bào chữa theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì những người dưới đây cũng không được tham gia bào chữa:
– Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;
– Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
Luật sư có thể bào chữa cho mấy người? Đây cũng là câu hỏi mà nhiều người đã hỏi và ngay chính trong luật sư hoặc cơ quan tiến hành tố tụng cũng có các cách hiểu chưa đồng nhất. Theo khỏa 5, Điều 72 Bộ Luật Tố tụng hình sự thì:Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Vậy xác định thế nào là quyền và lợi ích không đối lập nhau? Đây cũng là câu hỏi rất khó trả lời mặc dù vào trong từng vụ án cụ thể cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư cũng có các đánh giá khác nhau.
Quyền của luật sư bào chữa: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự thì Luật sư có rất nhiều các quyền của người bào chữa, trong đó kể đến là quyền gặp, hỏi người bị buộc tội, có mặt khi lấy lời khai, có mặt trong hoạt động điều tra, xem biên bản tố tụng khi có mặt mình tham gia, đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng; kiến nghị thay đổi biện pháp ngăn chặn; thu thập đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vạt, yêu cầu, đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa khi kết thúc điều tra…
Nghĩa vụ của luật sư bào chữa khi tham gia bào chữa là sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo, giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý và bảo về quyền lợi hợp pháp của họ, tôn trọng sự thật, không mua chuộc, cưỡng em hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối và các nghĩa vụ khác.
Các bài viết liên quan:
Thuê luật sư bào chữa cho người bị bắt;
Thuê luật sư bào chữa cho bị can;
Thuê luật sư bào chữa cho bị cáo;
Thuê luật sư tham gia vụ án hình sự;
Thuê luật sư bảo vệ người bị hại;
Thuê luật sư bào chữa cho người chưa thành niên;
Trình báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố;
CÔNG TY LUẬT DOANH GIA
Điện thoại: 0904.779997 – 098.112.9988
Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội
Website: www.luatdoanhgia.com; Email: luatdoanhgia@gmail.com