Trình báo tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố kể cả đối với người bị trình báo kiến nghị khởi tố hay người thực hiện việc trình báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố thì khi có sự hỗ trợp pháp luật từ các luật sư là hết sức cần thiết.
Trình báo tố giác tội phạm được quy định tại Điều 56 Bộ luật Tố tụng hình sự theo đó khi cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, cơ quan, tổ chức đã báo tín về tội phạm, kiến nghị khởi tố sẽ có các quyền sau:
– Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật việc tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ khi bị đe dọa;
– Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Ngoài các quyền cơ bản này thì cũng có các nghĩa vụ là phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm, trình bày trung thực về những tình tiết mà mình biết về sự việc.
Người bị tố giác, kiến nghị khởi tố có các quyền gì?
– Được thông báo về hành vi bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố;
– Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định;
– Trình bày lời khai, trình bày ý kiến;
– Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
– Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
– Tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
– Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, kiến nghị khởi tố;
– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Người bị tố giác có quyền thuê luật sư?, người bị tố giác có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ, do đó luật sư có quyền bảo vệ người bị tố giác trong quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành làm việc, tuy nhiên người bị tố giác cũng phải có các nghĩa vụ như: phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, kiến nghị khởi tố.
Thời hạn và trách nhiệm giải quyết trình báo tố giác tội phạm;
– Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định: Quyết định khởi tố vụ án hình sự; Quyết định không khởi tố vụ án hình sự; Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
– Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng.
– Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.
Các bài viết liên quan:
Thuê luật sư bào chữa cho người bị bắt;
Thuê luật sư bào chữa cho bị can;
Thuê luật sư bào chữa cho bị cáo;
Thuê luật sư tham gia vụ án hình sự;
Thuê luật sư bảo vệ người bị hại;
Thuê luật sư bào chữa cho người chưa thành niên;
CÔNG TY LUẬT DOANH GIA
Điện thoại: 0904.779997 – 098.112.9988
Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội
Website: www.luatdoanhgia.com; Email: luatdoanhgia@gmail.com