Không mở cửa cho việc thẩm định tài sản sẽ bị Tòa án xử lý

0
1929

Tại Chương 8 của Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo đó nếu trong quá trình giải quyết vụ án thấy cần phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án sẽ áp dụng để giải quyết vụ án

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định rất cụ thể tại Điều 114 Bộ luật Tố tụng Dân sự theo đó tại Khoản 12 điều này quy định việc “Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định” và được chi tiết tại Điều 127 Bộ luật Tố tụng Dân sự:

Điều 127. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định

Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoặc không thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được Tòa án giải quyết”.

Để triển khai và thi hành rõ điều kiệp áp dụng biện pháp này, ngày 24 tháng 09 năm 2020 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP về việc Hướng dẫn áp dụng các Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong khi giải quyết tranh chấp dân sự. Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 24 tháng 9 năm 2020 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2020.

Theo đó tại Điều 8 của Nghị quyết nêu trên có quy định:

Điều 8. Về việc cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định quy định tại Điều 127 của Bộ luật Tố tụng dân sự

Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

Ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án là trường hợp đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoặc không thực hiện một hoặc một số hành vi cản trở quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ hoặc có hành vi khác gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án.

Ví dụ: Khi xem xét, thẩm định tại chỗ, bị đơn là ông B khóa cửa không cho vào thẩm định. Theo yêu cầu của nguyên đơn thì Tòa án có thể áp dụng biện pháp buộc ông B mở cửa để xem xét, thẩm định tại chỗ”.

Như vậy, nếu trong quá trình giải quyết vụ án mà khi xem xét, thẩm định tại chỗ bị đơn không hợp tác, khóa cửa không cho vào thẩm định thì theo yêu cầu của Nguyên đơn Tòa án có thể áp dụng biện pháp buộc bị đơn mở cửa để xém xét thẩm định tại chỗ. Đây là trường hợp sau khi Nguyên đơn có đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án sẽ áp dụng.

Luật sư hướng dẫn khởi kiện và bảo vệ quyền lợi

CÔNG TY LUẬT DOANH GIA

Điện thoại: 0904.779997 – 090.474.9996

Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

Website: www.luatdoanhgia.com; Email: luatdoanhgia@gmail.com