Vợ hoặc chồng có quyền gì đối với tài sản riêng của mình, tài sản riêng của vợ hoặc chồng là tài sản của mỗi người có thể có được trước khi kết hôn, sau khi ly hôn hoặc ngay chính trong thời kỳ hôn nhân.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 44 Luật Hôn nhân và Gia đình về việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản riêng thì: Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình.
Việc chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt tài sản được quy định như sau:
Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu. Tuy nhiên trong trường hợp này ta hiểu là chiếm hữu với tư cách của chủ sở hữu. Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.
Luật sư hướng dẫn các thủ tục về Ly hôn
Dịch vụ ly hôn nhanh, phân chia tài sản và bảo vệ quyền nuôi con
CÔNG TY LUẬT DOANH GIA
Điện thoại: 0904.779997 – 090.474.9996
Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội
Website: www.luatdoanhgia.com; Email: luatdoanhgia@gmail.com