Ly hôn được hiểu là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo Bản án hoặc Quyết định có hiệu lực của Tòa án (Khoản 14, Điều 3, Luật hôn nhân và gia đình) như vậy chỉ Tòa án mới là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc ly hôn.
Trình tự thủ tục ly hôn là quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về trình tự và thủ tục giải quyết việc ly hôn, theo đó đây là một vụ kiện dân sự, cụ thể là tranh chấp về Hôn nhân và gia đình nên Tòa án áp dụng thủ tục chung về việc khởi kiện. Đương sự làm đơn khởi kiện và nộp theo đơn là tài liệu chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ, đơn gửi đến tòa án có thẩm quyền và trong quá trình xử lý đơn, nếu Tòa án thụ lý đơn thì sẽ giải quyết vụ án ly hôn. Trình tự cơ bản các bước có thể là lấy lời khai, cung cấp giao nộp và công khai chứng cứ, hòa giải, định giá và đưa ra xét xử…
Dịch vụ ly hôn nhanh là dịch vụ do các luật sư cung cấp để tư vấn pháp luật và hỗ trợ khách hàng trong việc hoàn thiện hồ sơ cũng như tham gia vụ án được nhanh, hiệu quả và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng. Với thực trạng hiện nay, việc sử dụng các dịch vụ ly hôn nhanh cũng đã đáp ứng được nhiều yêu cầu của khách hàng, tiết kiệm được thời gian và đặc biệt là sớm kết thúc cuộc hôn nhân vốn không còn ý nghĩa nữa.
Đơn phương ly hôn là ly hôn do một bên vợ hoặc một bên chồng yêu cầu, pháp luật hôn nhân và gia đình quy định rõ quyền của một bên có quyền đơn phương ly hôn, cụ thể là khoản 1, Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình quy định “vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”, như vậy vợ cũng có quyền ly hôn, chồng cũng có quyền đơn phương ly hôn quyền về việc đơn phương ly hôn của hai người là như nhau và khi có yêu cầu thì Tòa án sẽ thụ lý giải quyết.
Trái ngược với Đơn phương ly hôn là thuận tình ly hôn. Thuận tình ly hôn là cả vợ và chồng đều mong muốn ly hôn, không ai muốn níu kéo thêm nữa và cùng nhau làm đơn, ký và gửi đến Tòa án để giải quyết việc ly hôn. Trong việc giải quyết vụ án ly hôn thì Thuận tình ly hôn không hiểu đơn thuần là việc vợ chồng cùng ly hôn mà là cả vợ cả chồng cùng thống nhất thỏa thuận giải quyết toàn bộ các nội dung tranh chấp nếu có trong vụ án trong đó bao gồm cả việc thuận tình ly hôn, nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản và giải quyết công nợ chung.
Chia tài sản khi ly hôn và việc vợ chồng khi ly hôn thực hiện việc phân chia tài sản. Trong việc chia tài sản khi ly hôn xác định có những phần là tài sản chung, có những phần là tài sản riêng, việc chia tài sản chung được thực hiện dựa vào một số nguyên tắc nhất định trong luật. Ngoài ra việc chia tài sản cũng được xác định với 2 phương pháp cơ bản, có thể là vợ chồng tự chia mà không đưa vào vụ án hay không nhờ Tòa án giải quyết hoặc có thể là Tòa án sẽ giải quyết việc chia. Khi tòa án giải quyết việc chia cũng có thể là chia theo sự thỏa thuận của vợ chồng, trừ khi vợ chồng không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ chia theo quy định của pháp luật.
Ai là người nuôi con khi ly hôn cũng là vấn đề thường gây ra nhiêu tranh chấp trong các vụ án về Hôn nhân và Gia đình, xuất phát từ việc xác định quyền lợi mọi mặt của con nếu vợ chồng thỏa thuận được ai nuôi con thì Tòa án ghi nhận, còn không thỏa thuận được thì sẽ giao con cho ai nuôi để có thể đáp ứng yêu cầu mọi mặt của con được tốt nhất. Khi giao con cho ai nuôi cũng có những nguyên tắc nhất định, nhiều khi phải hỏi ý kiến con để xem nguyện vọng của cháu thế nào và muốn ở với bố hay ở với mẹ khi ly hôn.
Ly hôn tại Tòa án là quy định của pháp luật về việc Tòa án là nơi có thẩm quyền thực hiện việc ly hôn cho các đôi vợ chồng. Khi tòa án giải quyết việc ly hôn Tòa án sẽ triệu tập hoặc mời các bên vợ chồng đến trụ sở Tòa án để giải quyết vụ án, trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án Tòa án sẽ tiến hành hòa giải, nếu việc không thể hòa giải hoặc hòa giải nhưng không thành thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử theo quy định bằng một bản án.
Luật sư hướng dẫn các thủ tục ly hôn tại Tòa án, trong quá trình tư vấn cho khách hàng luật sư sẽ xác định được việc vụ án này thuộc trường hợp đơn phương ly hôn hay thuận tình ly hôn. Trên cơ sở đó sẽ xác định thủ tục ly hôn tại Tòa án nào? Hồ sơ chuẩn bị ly hôn cần những giấy tờ gì? Thời hạn giải quyết việc ly hôn ra sao? Các bước giải quyết vụ án ly hôn từ khi có sự tư vấn của luật sư, đến khi làm đơn, cung cấp tài liệu chứng cứ, đến việc Tòa án nhận đơn, xem xét đơn, thụ lý vụ án và giải quyết vụ án. Vụ án có thể bị kháng cáo kháng nghị lên cấp phúc thẩm và việc Bản án khi nào có hiệu lực, thi hành bản án này như thế nào?
Trong việc ly hôn ta thường gặp một số khái niệm tương tự như ly di, ly thân. Trong ngôn ngữ pháp luật không xác định ly dị là gì nhưng trong đời sống hàng ngày thì ly dị là đồng nghĩa với ly hôn, nhiều khi còn gần gũi hơn, sử dụng phố biến hơn và đều mang nghĩa là Ly hôn, chấm dứt quan hệ vợ chồng bằng bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án. Ly thân là trường hợp vợ chồng không sống chung cùng nhau hoặc có sống chung nhưng không có quan hệ vợ chồng với nhau nhưng chưa đến mức ly hôn. Ly thân cũng là một căn cứ để Tòa án xác định có quyết định cho vợ chồng được ly hôn với nhau hay không.
Các bài viết liên quan:
Trình tự thủ tục ly hôn; Dịch vụ ly hôn nhanh; Đơn phương ly hôn; Thuận tình Ly hôn; Chia tài sản khi ly hôn; Quyền nuôi con khi ly hôn; Ly hôn tại Tòa án; Luật sư hướng dẫn thủ tục ly hôn; Ly thân và ly dị.
CÔNG TY LUẬT DOANH GIA
Điện thoại: 098.112.9988 – 0904.779997
Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội
Website: www.luatdoanhgia.com; Email: luatdoanhgia@gmail.com;
[…] Thỏa thuận lựa chọn chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận và không theo quy định mặc nhiên của pháp luật đã được Luật Hôn nhân và Gia đình ghi nhận, tuy nhiên khi lập văn bản này cần phải chú ý đến một số nguyên tắc tắc sau: […]
[…] Nội dung của Điều 48 Luật Hôn nhân và Gia đình như sau: […]
[…] Điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định cụ thể như sau: […]
[…] Theo Điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình thì Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn. […]
[…] ghi nhận quyền thỏa thuận này, tại Điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng, cụ […]
[…] Vợ chồng có quyền nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng, việc nhập tài sản này được pháp luật quy định như sau: […]
[…] Hạn chế thứ nhất là việc vợ hoặc chồng có thể nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung; […]
[…] Theo quy định tại Điều 44 Luật Hôn nhân và Gia đình thì pháp luật quy định về việc chiếm hữu tài sản riêng, sử dụng tài sản riêng và định đoạt tài sản riêng với tư cách là chủ sở hữu tài sản. […]
[…] Vợ hoặc chồng có quyền gì đối với tài sản riêng của mình, tài sản riêng của vợ hoặc chồng là tài sản của mỗi người có thể có được trước khi kết hôn, sau khi ly hôn hoặc ngay chính trong thời kỳ hôn nhân. […]
[…] Theo Điều 45 Luật Hôn nhân và Gia đình thì Vợ chồng có nghĩa vụ riêng về tài sản trong các trường hợp sau đây trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định của Luật […]
[…] Theo quy định tại Điều 44 của Luật Hôn nhân và Gia đình thì việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản riêng được thực hiện như sau: […]
[…] Tại Điều 46 Luật hôn nhân và Gia đình quy định việc nhập tài sản riêng của vợ hoặc tài sản riêng của chồng vào khối tài sản chung như sau: […]
[…] Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng. Thỏa thuận này phải bảo đảm và đáp ứng điều kiện có hiệu lực của một thỏa thuận hay một giao dịch dân sự. […]
[…] Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây: […]
[…] Khi ly hôn vợ chồng có quyền thỏa thuận hoặc nhờ tòa án thực hiện việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cho vợ chồng, và hậu quả pháp lý của việc này như thế nào? […]
[…] Tài sản riêng của vợ hoặc của chồng phải được chứng minh từ các nguồn hình thành tài sản và vợ chồng phải chứng minh là tài sản riêng và nếu không chứng minh được thì mặc nhiên công nhận là tài sản chung. […]
[…] Vợ chồng có quyền có tài sản riêng và tài sản riêng được chia cho vợ hoặc chồng theo quy định tại Khoản 1, Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình cũng là một nguồn hình thành tài sản riêng […]
[…] Khi ly hôn vợ chồng thường có những tranh chấp về tài sản, vậy tài sản riêng của vợ chồng gồm những gì và quy định về việc tài sản như thế nào là tài sản riêng để làm cơ sở phân chia […]
[…] Vợ chồng có quyền chia tài sản của mình để trở thành tài sản riêng của vợ hoặc của chồng trong thời kỳ hôn nhân, tuy nhiên việc chia tài sản riêng của vợ chồng cũng phải tuân thủ các quy định cụ thể theo luật. […]
[…] Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì tài sản riêng của vợ chồng bao gồm nhiều nguồn tài sản và việc xác định cụ thể từng loại tài sản trong điều kiện cụ thể […]
buy viagra
Luật sư hướng dẫn thủ tục Ly hôn – Luật Doanh Gia