Vốn và tài sản Công ty năm 2021

0
774

Trong quá trình tư vấn và hướng dẫn các thủ tục thành lập doanh nghiệp, mở công ty và các hoạt động liên quan đến tổ chức và hoạt động của Công ty, chúng tôi nhận được khác nhiều các câu hỏi liên quan đến vốn, vốn điều lệ, vốn pháp định và tài sản doanh nghiệp.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp mới nhất năm 2021 thì Vốn Điều lệ của Công ty được quy định như sau:

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Luật trước đây cũng có quy định về Vốn điều lệ như sau: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần (khoản 29, Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014). Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty (Khoản 6, Điều 4, Luật Doanh nghiệp năm 2005).

Vốn pháp định: Trước đây luật Doanh nghiệp năm 2005 có quy định về vốn pháp định, theo đó: Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp (Khoản 7, Điều 4, Luật Doanh nghiệp năm 2005). Tuy nhiên, khi đến Luật Doanh nghiệp năm 2014 và hiện nay Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực năm 2021 đã không quy định về Vốn pháp định.

Như vậy, Vốn điều lệ là khi thành lập các thành viên hay cổ đông đã cam kết góp và đăng ký mua cổ phần và tổng giá trị này được ghi vào Điều lệ Công ty chính là Vốn điều lệ. Việc các thành viên, các cổ đông chưa góp hay chưa trả tiền mua cổ phần trong thời hạn cam kết là khoản nợ của các cổ đông, của thành viên Công ty đối với Công ty.

Từ thực tế nêu trên cho thấy, có nhiều Công ty khi thành lập đã xác định được số vốn Điều lệ nhất định, nhưng các thành viên, các cổ đông lại không góp mà cứ nghĩ là trên đăng ký doanh nghiệp ghi số vốn bao nhiêu thì là tài sản của mình có bấy nhiêu. Đây là quản điểm sai lầm, trường hợp này Công ty nên đòi tiền của các thành viên hay cổ đông phải trả cho Công ty trong thời hạn mà các cổ đông hay thành viên đã cam kết.

Nếu các thành viên và các cổ đông hoàn trả đúng số tiền và trong thời hạn cam kết thì vốn điều lệ của Công ty chính bằng với tài sản của công ty hiện có. Trong trường hợp các cổ đông hay thành viên vi phạm nghĩa vụ này thì đồng nghĩa với việc Vốn điều lệ sẽ cao hơn tài sản hiện có của Công ty.

Nếu các thành viên góp vốn đầy đủ, thành toán đầy đủ tiền mua cổ phần của các cổ đông thì sau quá trình hoạt động tài sản của Công ty có thể bằng vốn điều lệ (nếu kinh doanh không có lãi), cao hơn vốn điều lệ nếu kinh doanh có lãi và ngược lại kinh doanh thua lỗ thì tài sản của công ty sẽ thấp hơn vốn điều lệ.

Tuy tên gọi khác nhau giữa Công ty cổ  phần và Công ty TNHH nhưng bản chất là các thành viên hay cổ đông chỉ chịu trách nhiệm bằng chính số vốn đã góp, số tiền đã mua cổ phần. Phần vượt quá sẽ không phải chịu trách nhiệm trừ phi có những vi phạm làm ảnh hưởng đến hoạt động của công ty mà do lỗi của cá nhân mình.

Tư vấn pháp luật về Công ty

CÔNG TY LUẬT DOANH GIA

Điện thoại: 0904.779997 – 090.474.9996

Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

Website: www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn; Email: luatdoanhgia@gmail.com