Quy định mới tại Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT đã gắn liền trách nhiệm của Hiệu trưởng (người đứng đầu) Nhà trường trong việc dạy thêm và học thêm.
Tại Điều 13 của Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định 5 trách nhiệm chính của Hiệu trưởng như sau:
Một là (1): Tổ chức việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Như vậy, Hiệu trưởng có quyền tổ chức học thêm, dạy thêm trong Nhà trường nhưng phải tuân thủ các quy định của Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT và quy định của pháp luật có liên quan trong đó có quy định vè các khoản thu, về thuế…
Hai là (2): Quản lí giáo viên đang dạy học tại nhà trường khi tham gia dạy thêm ngoài nhà trường bảo đảm thực hiện theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này; phối hợp theo dõi, kiểm tra hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường của giáo viên đang dạy học tại nhà trường, chi tiết như sau:
Thứ nhất: Quản lí giáo viên đang dạy học tại nhà tường khi tham gia dạy thêm ngoài nhà trường; Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) về 4 lĩnh vực sau: (1) là môn học, (2) là địa điểm dạy thêm, (3) là hình thức dạy thêm, (04) là thời gian tham gia dạy thêm; viẹc báo cáo được thực hiện theo Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT (Khoản 3m Điều 6 Thông tư).
Thứ hai: Hiệu trưởng phải phối hợp theo dõi, kiểm tra hoạt động dạy thêm ngoài nhà trước của giáo viên đang dạy học tại nhà trường mà thực hiện hoạt động dạy thêm ngoài trường học.
Ba là (3): Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lí trực tiếp về chất lượng dạy thêm, học thêm trong nhà trường; việc quản lí, sử dụng kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo quy định. Như vậy, Hiệu trưởng khi tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường phải chịu trách nhiệm trực tiếp với cơ quan quản lý về chất lượng viẹc dạy thêm, học thêm do trường mình tổ chức, ngoài ra việc quản lý, sử dụng kinh phí học thêm phải thực hiện theo đúng quy định.
Bốn là (4): Xử lí theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lí vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm. Do đó, ki phát hiện các vi phạm trong hoạt động dạy thêm, học thêm thuộc thẩm quyền thì phải xử lý; nếu không thuộc thẩm quyền thì kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền (cơ quan quản lý giáo dục, cơ quan thanh tra và cơ quan nhà nước khác) xử lý vi phạm.
Năm là (5): Tiếp nhận và xử lí ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh và cha mẹ học sinh về việc dạy thêm, học thêm trước và trong quá trình tổ chức thực hiện. Trực tiếp tiếp nhận các ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị không chi của Học sinh mà còn của cha mẹ học sinh (phụ huynh) đồng thời phải có trách nhiệm xử lý các kiến nghị, ý kiến và nguyện vọng này.
CÔNG TY LUẬT DOANH GIA
Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Long Biên, Hà Nội; Đt: 0904.779997
Website: www.luatdoanhgia.com; Email: luatdoanhgia@gmail.com;