Hộ kinh doanh có được mở chi nhánh?

0
2336

Hộ kinh doanh trong quá trình hoạt động có được mở Chi nhánh hay không? đây là câu hỏi thực tiễn đặt ra khi thành lập hộ kinh doanh, trong quá trình tổ chức hoạt động với tính chất ưu việt của mình Hộ kinh doanh thường hoạt động hiệu quả, do đó chủ hộ mong muốn được mở thêm các cơ sở kinh doanh là điều tất yếu.

Tại sản lại hỏi hộ kinh doanh có được mở Chi nhánh hay không?

Việc Hộ kinh doanh với mô hình gọn nhẹ, thủ tục thành lập, đăng ký hoạt động đơn giản và phù hợp với việc phát triển kinh tế, tuy nhiên xem xét các quy định trước đây ta thấy, Hộ kinh doanh không được mở Chi nhánh, cụ thể:

Tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Nghị định hướng dẫn Luật Doanh nghiệp có quy định về phạm vi hoạt động kinh doanh theo lãnh thổ địa bàn hành chính là: 

Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh. 

Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch. 

Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh (Trích Điều 72 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp).

Xem thêm: Đăng ký hộ kinh doanh năm 2021

Như vậy, Hộ kinh doanh theo Luật trước đây không có Chi nhánh mà chỉ có địa điểm kinh doanh, địa điểm kinh doanh cũng áp dụng cụ thể là đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, các hộ kinh doanh khác sẽ không có thêm địa điểm kinh doanh nào ngoài địa điểm đã đăng ký với Cơ quan Đăng ký kinh doanh.

Có hay không Chi nhánh của Hộ kinh doanh theo Luật năm 2020

Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực năm 2021 Quy định về Chi nhánh của Doanh nghiệp tại Điều 44 như sau:

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, Chi nhánh chính là đơn vị phụ thuộc của Doanh nghiệp. Phạm vi hoạt động của Chi nhánh là thực hiện 02 chức năng đó là chức năng đại diện và chức năng kinh doanh, cụ thể của phạm vi hoạt động Chi nhánh chính là theo Ủy quyền của doanh nghiệp. Các ngành nghề hoạt động của Chi nhánh thì cũng không được vượt quá phạm vi ngành nghề hoạt động của Doanh nghiệp, đồng thời chỉ giới hạn trong phạm vi ủy quyền (Ví dụ: Doanh nghiệp hoạt động 10 ngành nghề, nhưng chỉ ủy quyền cho 02 ngành nghề thì chi nhánh chỉ được hoạt động 02 ngành nghề này).

Lưu ý: Ủy quyền của Giám đốc Công ty

Đối với hộ kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP áp dụng từ năm 2021 quy định về địa điểm kinh doanh tại Điều 86 của Nghị định và không có quy định về Chi nhánh của Hộ kinh doanh, theo đó thì địa điểm kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh. Từ các quy định trên chứng minh Hộ kinh doanh không có chi nhánh

Hộ kinh doanh có được mở ở nhiều nơi?

Hộ kinh doanh không có chi nhánh nhưng hộ kinh doanh lại có địa điểm kinh doanh, xem xét hộ kinh doanh có được mở ở nhiều nơi hay không thì trước hết ta xem xét có hộ kinh doanh được mở ở nhiều nơi là thế nào? có nghĩa là hộ kinh doanh được kinh doanh ở nhiều nơi hay không? việc hộ kinh doanh được mở ở nơi này không đồng thời cũng được mở ở nơi khác, cũng như Công ty, không được mở ở nhiều nơi mà chỉ được mở Chi nhánh, Văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh ở nhiều nơi chứ không phải Công ty ở nhiều nơi. Đối với Hộ kinh doanh thì không có chi nhánh, không có văn phòng đại diện, do đó ta xem xét Hộ kinh doanh có được mở địa điểm kinh doanh ở nhiều nơi không? mỗi nơi mở hộ kinh doanh thì cần thủ tục gì và có bắt buộc số vốn là bao nhiêu không?

Lưu ý: Số vốn tối thiểu lập Hộ kinh doanh

Đối với Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp thì Hộ kinh doanh có địa điểm kinh doanh được quy định tại Điều 72 của Nghị định này với nội dung: Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh. Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch. Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh. Như vậy, Hộ kinh doanh chỉ có 1 địa điểm đã đăng ký kinh doanh là nơi kinh doanh, trừ khi là hộ kinh doanh buôn chuyến.

Còn Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định về việc này thế nào? Tại Điều 86 quy định về Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh thì: Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.

Hướng dẫn: Đăng ký hộ kinh doanh

Như vậy, với quy định mới này thì từ năm 2021 Hộ kinh doanh sẽ được mở nhiều địa điểm kinh doanh ngoài nơi đã đăng ký kinh doanh. Đây là điểm mới của Hộ kinh doanh và điều này là phù hợp với tình hình hoạt động của Hộ kinh doanh. Do đó, các địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh chỉ cần thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường mà không phải đăng ký kinh doanh mới nên không cần hồ sơ thủ tục thành lập cũng như không quy định về số vốn kinh doanh của hộ kinh doanh mà chỉ thuần túy là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh.

Hộ kinh doanh có được nhập khẩu? 

Việc nhập khẩu, xuất khẩu luôn là vấn đề lớn của doanh nghiệp, công ty thậm chí của hoạt động kinh tế, với vị thế là chủ thể kinh tế nhỏ lẻ, hộ kinh doanh thường bỡ ngỡ về việc có được nhập khẩu hàng hóa, xuất khẩu hàng hóa hay không?

Xem xét điều này tại Luật Doanh nghiệp ta thấy: Tại Khoản 5, Điều 7 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về Quyền của doanh nghiệp theo đó Doanh nghiệp có quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Đối với hộ kinh doanh, tại Điều 89 của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về Ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh như sau:

Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. 

Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Như vậy, Hộ kinh doanh hoàn toàn được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa

Xem thêm: Công ty năm 2021 có quyền gì?

CÔNG TY LUẬT DOANH GIA

Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0904.779997; Email: luatdoanhgia@gmail.com;  

Website: www.luatdoanhgia.com;          www.luatdoanhgia.vn