Vụ án Lao động là các tranh chấp phát sinh sung quanh mối quan hệ của người lao động và người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành. Các tranh chấp về tiền lương, hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, sa thải người lao động… các tranh chấp này cũng thường được giải quyết theo hòa giải trong lĩnh vực lao động, nếu các khúc mắc này không được giải quyết thì có thể khởi kiện đến tòa án theo thủ tục chung. Trong hệ thống tòa án cũng có tòa chuyên trách là Tòa lao động thuộc tòa án nhân dân cấp tỉnh, thanh phố trực thuộc trung ương và Tòa Loa động thuộc Tòa án nhân dân cấp cao để xét xử phúc thẩm các vụ án về Lao động.
Tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án là:
– Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
– Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định đó hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết.
– Tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm:
– Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp.
– Các tranh chấp khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Những vướng mắc về lao động được Tòa án giải quyết là những vấn đề tuy không phải là tranh chấp về lao động nhưng vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án, cụ thể:
– Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.
– Yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
– Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
– Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết lao động của Trọng tài nước ngoài.
– Các yêu cầu khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Tòa án nào giải quyết vụ án lao động?
Tòa án giải quyết tranh chấp về lao động là Tòa án nhân dân cấp quận huyện thành phố trực thuộc tỉnh và Tòa lao động Tòa án nhân dân cấp tỉnh thành phố trực thuộc trung ương hay Tòa lao động thuộc Tòa án nhân dân cấp cao. Đây là hệ thống tòa án chuyên trách khi giải quyết các vấn đề lao động. Vụ án lao động cũng được xét xử sơ thẩm, nếu có kháng cáo, kháng nghị thì giải quyết theo trình tự phúc thẩm. Và trong những trường hợp nhất định khi có khiếu nại giám đốc thẩm và người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm thì vụ án sẽ được xem xét giải quyết theo trình tự đặc biệt là trình tự Giám đốc thẩm. Trình tự, thủ tục giải quyết theo trình tự chung của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Luật sư bào chữa, hướng dẫn khởi kiện và bảo vệ quyền lợi
Các bài viết liên quan:
Vụ án gia đình và người chưa thành niên;
CÔNG TY LUẬT DOANH GIA
Điện thoại: 0904.779997 – 098.112.9988
Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội
Website: www.luatdoanhgia.com; Email: luatdoanhgia@gmail.com