Vụ án Dân sự là việc Tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh giải quyết các tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền. Các tranh chấp về dân sự nói chung thì rất rộng tuy nhiên cũng cần được phân biệt cụ thể và không bao gồm các tranh chấp về hôn nhân gia đình, tranh chấp về lao động, tranh chấp đất đai, tranh chấp kinh doanh thương mại và khi ban hành bản án thì vẫn gọi chung là Bản án dân sự sơ thẩm vì bản chất đây là các tranh chấp về dân sự không phải vụ án hình sự hay vụ án hành chính.
Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì những tranh chấp sau đây sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án:
– Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
– Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
– Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
– Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
– Tranh chấp về thừa kế tài sản.
– Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
– Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.
– Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.
– Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.
– Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.
– Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
– Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
– Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
– Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Khởi kiện vụ án dân sự là cá nhân cơ quan tổ chức nộp đơn khởi kiện đến Tòa án cùng tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu và đề nghị của mình và theo đó đề nghị Tòa án yêu cầu và buộc người bị kiện phải thực hiện một công việc nhất định vì quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện. Thủ tục trình tự thực hiện việc khởi kiện được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự
Xét xử vụ án dân sự là việc tòa án có thẩm quyền tiến hành thụ lý vụ án, triệu tập đương sự, lấy lời khai và thực hiện các biện pháp xem xét, thẩm định, định giá tài sản, hòa giải, họp công khai chứng cứ và tiến hành đưa vụ án ra xét xử. Vụ án dân sự có thể được thực hiện xét xử theo 2 cấp là Sơ thẩm vụ án và phúc thẩm vụ án sơ thẩm. Cũng có nhiều trường hợp vụ án sẽ được xem xem lại theo trình tự Giám đốc thẩm nếu việc khiếu nại có căn cứ và người có thẩm quyền đã kháng nghị giám đốc thẩm.
Luật sư bào chữa, hướng dẫn khởi kiện và bảo vệ quyền lợi
Các bài viết liên quan:
Vụ án gia đình và người chưa thành niên;
CÔNG TY LUẬT DOANH GIA
Điện thoại: 0904.779997 – 098.112.9988
Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội
Website: www.luatdoanhgia.com; Email: luatdoanhgia@gmail.com