Vi phạm về đấu thầu

0
1453

Vi phạm về đấu thầu là những vi phạm nào? Cách nhận biết vi phạm đấu thầu sẽ bị xử lý hình sự, pháp luật quy định việc vi phạm đấu thầu như thế nào

Một trong các sai phạm thường gặp trong đấu thầu là sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng về đấu thầu. Luật Dầu thầu năm 2014 quy định các vấn đề về đấu thầu như sau:

(Hình ảnh minh họa vi phạm về đấu thầu)

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế (Khoản 14, Điều 4, Luật Đấu thầu năm 2013).

Gian lận trong đấu thầu cũng là một trong các hình thức vi phạm về đấu thầu. 

Các hoạt động gian lận trong đấu thầu như là gian lận báo cáo tài chính trong đấu thầu, đó là các hoạt động làm giả, nâng khống các số liệu trong báo cáo tài chính đề làm căn cứ xây dựng hồ sơ dự thầu nhằm chứng minh năng lực nhà thầu để tham gia đấu thầu. Đây cũng là một trong những hành vi nghiêm cấm trong hoạt động đấu thầu

Điều 89 Luật Đấu thầu quy định về các hành vi nghiêm cấm trong đấu thầu gồm:

  1. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.
  2. Lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu.
  3. Thông thầu,
  4. Gian lận
  5. Cản trở, 
  6. Không bảo đảm công bằng, minh bạch
  7. Tiết lộ, tiếp nhận những tài liệu, thông tin sau đây về quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 7 và điểm e khoản 8 Điều 73, khoản 12 Điều 74, điểm i khoản 1 Điều 75, khoản 7 Điều 76, khoản 7 Điều 78, điểm d khoản 2 và điểm d khoản 4 Điều 92 của Luật Đấu thầu
  8. Chuyển nhượng thầu
  9. Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn tới tình trạng nợ đọng vốn của nhà thầu.

Chi tiết: Các hành vi nghiêm cấm trong Đấu thầu

Các sai phạm thường gặp trong đấu thầu là các sai phạm phổ biến sau:

Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong đấu thầu: Nhận hối lộ là việc người đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, 2. Lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu. Đưa hối lộ Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Thông thầu là hoạt động thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu; Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu; Thỏa thuận về việc từ chối cung cấp hàng hóa, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác cho các bên không tham gia thỏa thuận.

Gian lận trong đấu thầu:  Trình bày sai một cách cố ý hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào; Cá nhân trực tiếp đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thẩm định kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư cố ý báo cáo sai hoặc cung cấp thông tin không trung thực làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; Nhà thầu, nhà đầu tư cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

(Luật Đấu thầu quy định các hành vi vi phạm trong đấu thầu)

Chi tiết: Vi phạm thường gặp trong đấu thầu.

Tội phạm về đấu thầu là tội phạm trong hoạt động đấu thầu được quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự, cụ thể là tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Đây là tội phạm mới được quy định trong Bộ luật Hình sự, theo đó người tham gia vào hoạt động đấu thầu mà vi phạm các điều cấm trong luật đấu thầu sẽ bị xử lý về tội này. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây như: Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu; Thông thầu;Gian lận trong đấu thầu;Cản trở hoạt động đấu thầu;Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu;Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu;Chuyển nhượng thầu trái phép sẽ bị xử lý về tội này

Xem thêm: Điều 222 tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng

Sai phạm trong đấu thầu là các sai phạm được quy định trong luật Đấu thầu, những điều cấm, những điều không được làm, cụ thể sai phạm về tư cách nhà thầu khi nhà thầu không bảo đảm đủ các tư cách sau:

– Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;

– Hạch toán tài chính độc lập;

– Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;

– Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

– Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật Đấu thầu;

– Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;

– Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;

– Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.

Chi tiết: Điều 6 quy định về Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu

Điều 222 Bộ luật Hình sự năm 2015 là Điều luật quy định tội phạm về hoạt động đấu thầu. Điều luật được quy định như sau:

“Điều 222. Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng

  1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật “hoặc xử phạt vi phạm hành chính” về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu;

b) Thông thầu;

c) Gian lận trong đấu thầu;

d) Cản trở hoạt động đấu thầu;

đ) Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu;

e) Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu;

g) Chuyển nhượng thầu trái phép.

Với những tình tiết tăng nặng tại Khoản 2 Điều 222 người phạm tội phải chịu khung hình phạt từ 3 đến 12 năm tù. Nếu gây thiệt hại trên 1 tỷ đồng thì người phạm tội sẽ chịu phạt với mức hình phạt từ 10 đến 20 năm tù”

(Bộ luật Hình sự quy định về tội phạm trong đấu thầu)

Chi tiết: Điều 222 Bộ luật Hình sự quy định tội phạm về đấu thầu

Vi phạm đấu thầu về thiết bị y tế

Đây là các vi phạm được quy định trong Luật Đấu thầu về việc mua sắm trang thiết bị y tế. Tại Mục 3, Chương 5, Luật Đấu thầu quy định về mua thuốc, vật tư y tế. Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, vật tư y tế phải được thực hiện theo Điều 48 Luật Đấu thầu: Hình thức, phương thức, kế hoạch, quy trình lựa chọn nhà thầu và phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đối với lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, vật tư y tế được thực hiện theo quy định tại các chương II, III và IV của Luật Đấu thầu. Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc còn được thực hiện theo hình thức đàm phán giá. Hình thức đàm phán giá được áp dụng đối với gói thầu mua thuốc chỉ có từ một đến hai nhà sản xuất; thuốc biệt dược gốc, thuốc hiếm, thuốc trong thời gian còn bản quyền và các trường hợp đặc thù khác. 

Nhà thầu được xem xét đề nghị trúng thầu cung cấp từng mặt hàng thuốc khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Các điều kiện quy định tại các điểm a, b, d, đ và e khoản 1 Điều 43 của Luật Đấu thầu;

b) Có đề xuất về kỹ thuật được đánh giá đáp ứng yêu cầu về chất lượng, cung cấp, bảo quản và thời hạn sử dụng thuốc.

Ngoài ra cũng quy định về mua thuốc tập trung, ưu đãi trong mua thuốc và trách nhiệm của cơ quan cũng như việc thanh toán chi phí mua thuốc, vật tư y tế, cụ thể Điều 52 Luật Đấu thầu quy định: Trường hợp các cơ sở y tế ngoài công lập không chọn áp dụng quy định của Luật này đối với mua thuốc, vật tư y tế thì cơ sở y tế đó chỉ được thanh toán từ nguồn quỹ bảo hiểm y tế theo đúng mặt hàng thuốc và đơn giá thuốc, giá vật tư y tế đã trúng thầu của các cơ sở y tế công lập tuyến tỉnh trên cùng địa bàn”

Xem thêm: Các sai phạm trong đấu thầu vật tư, trang thiết bị y tế

Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong đấu thầu không phải là tội phạm vi phạm trong đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự mà đây được hiểu là trong hoạt động đấu thầu nhưng có hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm nên bị xử lý về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng tại Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015. Quy định cụ thể: Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật Hình sự, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Xem thêm: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 360 Bộ luật hình sự)

CÔNG TY LUẬT DOANH GIA

Điện thoại: 0904.779997 – 090.474.9996

Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

Website: www.luatdoanhgia.com; Email: luatdoanhgia@gmail.com