Khi vụ án dân sự xảy ra, thường khác hàng rất hay hỏi về việc Toà án đến nhà để xem xét tài sản của mình và họ sẽ định giá tài sản đó, đương sự thường lo lắng và không hiểu việc đó như thế nào? Bài viết dưới đây ít nhiều giải đáp một số thắc mắc nêu trên.
Theo Quy định về Tố tụng dân sự thì Biên bản ghi Kết quả thẩm định tại chỗ và Kết quá định giá tài sản, thẩm định giá tài sản là một nguồn của chứng cứ, trường hợp này được xác định là chứng cứ nếu đạp ứng tính có thật, do Toà án thu thập theo trình tự của bộ luật tố tụng dân sự và được dùng làm căn cứ xác định các tình tiết khách quan của vụ án, từ dó sẽ xác định yêu cầu hay phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
Việc xem xét, thẩm định tại chỗ là theo yêu cầu của đương sự hoặc Thẩm phán xét thấy cần thiết, phải có mặt đại diện chính quyền cơ sở (UBND hoặc Công an cấp xã), thông báo trước cho đương sự biết để chứng kiến. Phải được lập thành Biên bản trong đó ghi rõ: Kết quả xem xét thẩm định, mô tả hiện trường, có chữ ký của những người liên quan.
Về định giá tài sản và thẩm định giá tài sản: Đương sự có quyền yêu cầu và cũng có quyền thoả thuận về giá tài sản, có quyền lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản và cung cấp kết quả thẩm định giá tài sản. Việc định giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về Định giá tài sản.
Toà án ra Quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá tài sản khi có yêu cầu của đương sự, các đương sự lại không thoả thuận thống nhất được giá, cũng như tổ chức thẩm định giá tài sản.
Hội đồng định giá tài sản là độc lập, các đương sự có quyền tham dự và phát biểu ý kiến về việc định giá tài sản, nhưng quyền quyết định là thuộc thẩm quyền của Hội đồng. Việc định giá tài sản phải được lậpt hành biên bản, trong đó ghi rõ ý kiến của các thành viên, đương sự, quyết định phải được quá nửa thành viên tán thành và biên bản phải có đầy đủ chữ ký.
Việc định giá tài sản lại được thực hiện khi có căn cứ cho rằng kết quả định giá lần đầu không chính xác hoặc không phù hợp với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm giải quyết vụ án.
Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ được quy định như sau:
Người yêu cầu Tòa án xem xét, thẩm định tại chỗ phải nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo yêu cầu của Tòa án.
Trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết và quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ thì nguyên đơn, người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
Nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ trong tố tụng dân sự
Đương sự phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.
- Trường hợp yêu cầu Tòa án chia tài sản chung thì mỗi người được chia tài sản phải chịu phần chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo tỷ lệ giá trị phần tài sản mà họ được chia.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì đương sự có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật và xâm phạm quyền và lợi ích của mình. Việc khiếu nại hoặc rút khiếu nại được thực hiện trong bất kỳ quá trình nào của việc giải quyết vụ án, thời hạn quy định là 15 ngày và phải làm đơn khiếu nại cũng như được thông báo về việc thụ lý và kết quả giải quyết khiếu nại.
Luật sư bào chữa, hướng dẫn khởi kiện và bảo vệ quyền lợi
CÔNG TY LUẬT DOANH GIA – 0904.779.997
Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội
Website: www.luatdoanhgia.com; Email: luatdoanhgia@gmail.com