Để xác định được thời điểm ấn định thời gian thử thách của tòa án, Hội đồng thẩm phán đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn Điều 65 Bộ luật Hình sự quy định về án treo theo đó, thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách được xác định như sau:
Thứ nhất: Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm. Có nghĩa là từ thời điểm bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.
Thứ hai: Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cũng cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm. Đây là trường hợp có kháng cáo nhưng vẫn giữ nguyên án sơ thẩm nên mặc dù bản án có hiệu lực sau nhưng thời gian thử thách vẫn được áp dụng trước, đây là điều có lợi cho bị cáo.
Thứ ba: Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án phúc thẩm. Điều này cũng rất phù hợp bởi lẽ cấp phúc thẩm xem xét lại bản án thấy việc cho hưởng án treo là phù hợp do đó thời điểm được hưởng án treo tính từ thời điểm án phúc thẩm có hiệu lực.
Thứ tư: Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại và Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm. Trường hợp này cũng tương tự và bảo vệ những điểm có lợi cho bị cáo.
Thứ 5: Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm để điều tra hoặc xét xử lại và sau khi xét xử sơ thẩm lại, xét xử phúc thẩm lại, Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm hoặc tuyên án phúc thẩm lần đầu. Áp dụng trong trường hợp này, nhiều trường hợp có khi lúc tuyên án bị cáo đã hết thời hạn thử thách.
Trường hợp sáu: Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án sơ thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực. Đây là trường hợp mà Hội đồng giám đốc thẩm thấy cần thiết phải sửa bản án sơ thẩm do đó quyền lợi của bị cáo được hưởng kể từ ngày Hội đồng giám đốc thẩm sửa lại bản án sơ thẩm.
Trường hợp bảy: Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực. Trường hợp này tương tự trường hợp thứ sáu.
Trường hợp tám: Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc phẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm hoặc Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm. Trường hợp này cũng tương tự nhằm bảo vệ quyền có lợi của bị cáo.
Luật sư bào chữa vụ án Cố ý gây thương tích
Luật sư hướng dẫn điều kiện hưởng án treo cho bị cáo
CÔNG TY LUẬT DOANH GIA
Điện thoại: 0904.779997 – 098.112.9988
Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội
Website: www.luatdoanhgia.com; Email: luatdoanhgia@gmail.com