Thừa kế theo pháp luật là trường hợp người để lại di sản thừa kế khi chết không để lại di chúc hoặc có để lại di chúc nhưng di chúc không có hiệu lực nên di sản được chia thừa kế theo pháp luật.
Theo quy định tại Điều 649 Bộ luật Dân sự thì: Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Như vậy, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế mà pháp luật quy định, điều này khác hẳn với thừa kế theo Di chúc vì thừa kế theo di chúc là theo ý trí của người có di sản để lại.
Hàng thừa kế theo pháp luật gồm: 3 Hàng thừa kế
Hàng thừa kế thứ nhất (1) gồm có:
- Vợ hoặc chồng của người chết (tùy người chết là chồng hay là vợ) mà là vợ chồng về mặt pháp luật nghĩa là lúc chết họ vẫn đang là vợ là chồng. Trường hợp đã từng là vợ là chồng thì không phải là hàng thừa kế này.
- Cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi của người chết trong đó việc cha nuôi, mẹ nuôi phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về Hộ tịch và có quyết định công nhận cha nuôi, mẹ nuôi;
- Con đẻ, con nuôi của người chết và không phân biệt là con gái hay con trai.
Hàng thừa kế thứ hai (2) gồm có:
- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại của người chết;
- Anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;
- Cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Cụ nội, cụ ngoại của người chết;
- Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết;
- Cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột;
- Chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Thừa kế theo pháp luật được quy định cụ thể tại Điều 649 của Bộ luật Dân sự.
Giải quyết tranh chấp thừa kế, di chúc
CÔNG TY LUẬT DOANH GIA
Điện thoại: 0904.779997 – 090.474.9996
Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội
Website: www.luatdoanhgia.com; Email: luatdoanhgia@gmail.com