Thủ tục tạm ngừng kinh doanh là các bước và trình tự tiến hành tạm ngừng kinh doanh khi Doanh nghiệp, Công ty hoặc các Hộ kinh doanh, các cửa hàng ngừng kinh doanh trong một thời hạn nhất định và khi hết thời hạn đó thì lại tiếp tục kinh doanh
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH
Công ty TNHH kể cả là Công ty TNHH 1 thành viên hay Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên khi tạm ngừng kinh doanh thì phải làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh gửi đến Cơ quan Đăng ký kinh doanh và sau khi được Cơ quan Đăng ký kinh doanh chấp thuận thì Công ty sẽ được tạm ngừng Kinh doanh
Theo quy định tại Điều 206 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì thủ tục tạm ngừng kinh doanh được thực hiện như sau:
“Điều 206. Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh
- Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng trong trường hợp sau đây:
- a) Tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
- b) Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác”
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của Công ty TNHH được thực hiện theo quy định chung với Công ty Cổ phần và các Doanh nghiệp theo luật Doanh nghiệp
Hướng dẫn: Mẫu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Đối với Công ty TNHH phải có Quyết định của Chủ sở hữu nếu là Công ty TNHH 1 thành viên; Quyết định của Hội đồng thành viên nếu là Công ty TNHH 2 thành viên trở lên; Biên bản họp Hội đồng thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh. Sau khi có các văn bản này thì phải thông báo đến cơ quan Đăng ký kinh doanh để đăng ký về việc tạm ngừng kinh doanh.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của Công ty Cổ phần
Theo quy định tại Điều 66 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký tạm ngừng kinh doanh của Công ty được thực hiện như sau:
“Điều 66. Đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
- Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm”
Xem thêm: Hướng dẫn nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Kèm theo Thông báo nêu trên thì Công ty phải có các văn bản như:
Nghị quyết của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần về việc tạm ngừng kinh doanh;
Biên bản họp Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần về việc tạm ngừng kinh doanh;
Bao giờ thì được tạm ngừng kinh doanh:
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 66, Nghị định số 01/2021/NĐ-CP vè đăng ký doanh nghiệp thì: Sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, giấy xác nhận về việc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng tạm ngừng kinh doanh.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh đối với Hộ kinh doanh, cửa hàng, cửa hiệu:
Đối với việc tạm ngừng kinh doanh dưới 30 ngày thì Hộ kinh doanh, các cửa hàng, cửa hiệu không phải thực hiện việc đăng ký tạm ngừng kinh doanh.
Đối với việc tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên thì Hộ kinh doanh, các cửa hàng cửa hiệu phải thực hiện việc đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện chính là Phòng Tài chính – Kế hoạch của UBND huyện, quận, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh là nơi quản lý trực tiếp. Thời gian gửi thông báo chậm nhất là 3 ngày trước ngày hoạt động kinh doanh trở lại. Thông báo gửi phải kèm các nội dung:
Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc tạm ngừng kinh doanh;
Chi tiết việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh được quy định tại Điều 91 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
“Điều 91. Tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của hộ kinh doanh
- Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
- Trường hợp hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, hộ kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký ít nhất 03 ngày làm việc trước khi tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Kèm theo thông báo phải có bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc đăng ký tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh. Sau khi tiếp nhận thông báo, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận hồ sơ cho hộ kinh doanh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh, Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo cho hộ kinh doanh”
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, Công ty, Doanh nghiệp và Hộ kinh doanh phải làm gì?
Theo quy định của pháp luật thì trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, các doanh nghiệp vẫn phải làm các việc sau:
Nộp đủ số thuế, các loại thuế mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp;
Nộp đủ tiền bảo hiểm bao gồm cả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động nếu doanh nghiệp vẫn nợ số tiền này;
Thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp mà doanh nghiệp đang nợ;
Hoàn thành và thực hiện các hợp đồng với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp mà đã ký kết kể cả các hợp đồng đối với người lao động
Nếu Doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng có các thỏa thuận khác về việc chưa thực hiện hoặc thực hiện sau hoặc không thực hiện thì nghĩa vụ việc hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động sẽ không phải thực hiện khi tạm ngừng kinh doanh.
CÔNG TY LUẬT DOANH GIA
Điện thoại: 0904.779997 – 090.474.9996
Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội
Website: www.luatdoanhgia.com; Email: luatdoanhgia@gmail.com