Tạm ngừng phiên tòa do sức khỏe hoặc bất khả kháng

0
976

Việc tạm ngừng phiên tòa được thực hiện theo quy định tại Điều 259 Bộ luật TTDS, trong đó có 02 lý do là do sức khỏe hoặc do bất khả kháng và trở ngại khách quan thì Hội đồng xét xử sẽ tiến hành tạm ngừng phiên tòa

Tại khoản 1 Điều 259 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: Trong quá trình xét xử, Hội đồng xét xử có quyền quyết định tạm ngừng phiên tòa khi có một trong các căn cứ sau đây:

– Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tiến hành tố tụng không thể tiếp tục tiến hành phiên tòa, trừ trường hợp thay thế được người tiến hành tố tụng (điểm a, khoản 1, Điều 259);

– Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa, trừ trường hợp người tham gia tố tụng có yêu cầu xét xử vắng mặt (điểm b, khoản 1, Điều 259);

Nguyên nhân thứ nhất: Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Theo quy định tại khoản 1, Điều 156 Bộ luật Dân sự thì:

– Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

– Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;

Nguyên nhân thứ hai: Trong tường hợp thuộc nguyên nhân thứ nhất nhưng những người tiến hành tố tụng không có người thay thế nên phải ngừng phiên tòa. Người tiến hành tố tụng là Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên (khoản 2 Điều 46 Bộ luật Tố tụng dân sự);

Nguyên nhấ thứ ba: Trong trường hợp thuộc nguyên nhân thức nhất nhưng những người tham gia tố tụng không có yêu cầu xét xử vắng mặt. Những người tham gia tố tụng gồm: Đương sự gồm: Nguyên đơn, Bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan (Điều 68 Bộ luật TTDS). Người tham gia tố tụng khác gồm: Ngưởi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự (Điều 75 Bộ luật TTDS);  Người làm chứng (Điều 77 Bộ luật TTDS); Người giam định (Điều 79 Bộ luật TTDS); Người phiên dịch (Điều 81 Bộ luật TTDS); người đại diện (Điều 85 Bộ luật TTDS).

Luật sư hướng dẫn khởi kiện và bảo vệ quyền lợi

CÔNG TY LUẬT DOANH GIA

Điện thoại: 0904.779997 – 090.474.9996

Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

Website: www.luatdoanhgia.com; Email: luatdoanhgia@gmail.com