Tạm ngừng phiên tòa để các bên hòa giải

0
1292

Hội đồng xét xử khi đang tiến hành xét xử vụ án mà có các căn cứ để tạm ngừng phiên tòa để các bên hòa giải, thống nhất và quyết định các vấn đề của vụ án.

Theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 259 Bộ luật Tố tụng dân sự thì trong trường hợp các đương sự có đề nghị Tòa án cho tạm ngừng phiên tòa để họ tự thỏa thuận thì Hội đồng xét xử sẽ cho tạm ngừng. Việc tạm ngừng phải thực hiện đúng theo quy định tại Điều 259 Bộ luật Tố tụng dân sự.

Như vậy, trường hợp này là các đương sự phải đề nghị, các đương sự phải thống nhất và cùng đề nghị thì Tòa án sẽ cho tạm ngừng? Câu hỏi đặt ra là có bắt buộc phải tất cả các đương sự cùng có ý kiến hay không? Trong đó bao gồm cả Nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, đây chính là các đương sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự. Nếu chỉ có nguyên đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan xin tạm ngừng và bị đơn hay các nguyên đơn khác không xin tạm ngừng thì Hội đồng xét xử có thể tạm ngừng hay không? Để xem xét vấn đề này, ta phải xem thêm quy định về hòa giải.

Quy định của pháp luật về những vụ án dân sự không được hòa giải (Điều 206 Bộ luật TTDS) đó là:

  • Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước
  • Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.

Vậy, nếu là vụ án cho vay ngoại tệ giữa các cá nhân với nhau (pháp luật về ngoại hối cấm cho vay ngoại hối) thì có thể hiểu là giao dịch trái pháp luật không? Khi khởi kiện vụ án đòi tài sản (không phải tranh chấp hợp đồng) thì giao dịch này vô hiệu và các đương sự có quyền hòa giải hay không hay là khôi phục nguyên trạng ban đầu và thuộc trường hợp không được hòa giải.

Quy định của pháp luật về những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được (Điều 207 Bộ luật TTDS), nghĩa là vẫn được phép hòa giải nhưng không thể tiến hành được, cụ thể:

  • Bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đã được tòa án triệu tập hợp lệ lầ thứ 2 mà vẫn cố tình vắng mặt.
  • Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng;
  • Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người đã mất năng lực hành vi dân sự;
  • Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

Vậy, việc bị đơn không tham gia xét xử mặc dù tòa án đã nhiều tập từ 2 lần trở lên và họ xin xét xử vắng mặt thì nguyên đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan xin tạm ngừng để hòa giải có phải là trường hợp không thể tiến hành hòa giải được theo quy định Điều 207 của Bộ luật TTDS hay không? Bưởi trường hợp này là bị đơn đã cố tình vắng mặt, cố tình có nghĩa là lỗi cố ý còn việc xin xét xử vắng mặt hay không vẫn là cố tình vắng mặt.

Luật sư hướng dẫn khởi kiện và bảo vệ quyền lợi

CÔNG TY LUẬT DOANH GIA

Điện thoại: 0904.779997 – 090.474.9996

Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

Website: www.luatdoanhgia.com; Email: luatdoanhgia@gmail.com