Việc thành lập cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, các cửa hàng, các hoạt động kinh doanh cá thể luôn đặt ra những câu hỏi liên quan đến số vốn thành lập hộ kinh doanh, số vốn đưa vào để phục vụ cho hoạt động kinh doanh
Vốn điều lệ của hộ kinh doanh cá thể.
Hộ kinh doanh cá thể, hay hộ kinh doanh theo quy định của Chính phủ tại Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP thì Hộ kinh doanh là:
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trò trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
Tham khảo: Hồ sơ thành lập Hộ kinh doanh
Như vậy đây là hoạt động của cá nhân hoặc nhóm cá nhân và những người hoạt động kinh doanh này không phải là doanh nghiệp nên không có Điều lệ mà chỉ có số vốn đăng ký kinh doanh và không gọi là vốn điều lệ của hộ kinh doanh mà chỉ là vốn đưa vào hoạt động kinh doanh.
Nguồn vốn kinh doanh của hộ kinh doanh gia đình
Nguồn vốn mà chủ hộ kinh doanh đưa vào hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh là số tiền mà chủ hộ kinh doanh cam kết, thường các chủ hộ sẽ lựa chọn nguồn vốn là tiền mặt và với mức vốn phù hợp để đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh. Vốn của hộ kinh doanh cũng là một cơ sở để áp dụng pháp pháp xác định thuế khoán mà cơ quan thuế áp dụng cho hộ kinh doanh, các mức thuế áp dụng có thể là Thuế môn bài (Lệ phí môn bài) và thuế thu nhập khoán theo từng tháng. Tuy nhiên, nguồn vốn của hộ kinh doanh cũng không phải là căn cứ duy nhất để áp dụng mức thuế khoán cho các hộ kinh doanh mà cơ quan Thuế còn căn cứ vào nhiều các yếu tố khác nhau như: Ngành nghề kinh doanh, phạm vi kinh doanh, mức độ hoạt động của nhóm ngành nghề để áp dụng số tiền thuế khoán hàng tháng.
Nộp thuế của hộ kinh doanh là bao nhiêu?
Lệ phí môn bài được quy định tại Thông tư số 302/TT-BTC và Thông tư số 65/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính, cụ thể:
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm;
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 (năm trăm nghìn) đồng/năm;
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/năm.
Lưu ý: Các quyền của hộ kinh doanh
Vốn kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể
Hộ kinh doanh cá thể có thể là do cá nhân hoặc do nhóm cá nhân hoặc do 1 gia đình tham gia kinh doanh xây dựng và thành lập lên hộ kinh doanh, do đó vốn của hộ kinh doanh được ghi trên Đăng ký kinh doanh. Theo Mẫu Giấy đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh thì thường ghi phần vốn đăng ký kinh doanh. Như đã nêu các quy định pháp luật ở phần trên thì việc ghi vốn kinh doanh không ảnh hưởng đến việc xác định Lệ phí môn bài cũng như xác định việc khoán tiền thuế theo tháng. Hộ kinh doanh, các thành viên của hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn về toàn bộ của hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh, nghĩa là có bất kỳ tranh chấp hay bồi thường thiệt hại nào thì không chỉ căn cứ vào số vốn ghi trong Hộ kinh doanh để xác định trách nhiệm mà các thành viên phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
Xem thêm: Ủy quyền mở hộ kinh doanh
CÔNG TY LUẬT DOANH GIA
Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 0904.779997; Email: luatdoanhgia@gmail.com;
Website: www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn .