Quyền nuôi con khi ly hôn

0
1967

Quyền nuôi con khi ly hôn cũng là vấn đề thường gây ra nhiêu tranh chấp trong các vụ án về Hôn nhân và Gia đình, xuất phát từ việc xác định quyền lợi mọi mặt của con nếu vợ chồng thỏa thuận được ai nuôi con thì Tòa án ghi nhận, còn không thỏa thuận được thì sẽ giao con cho ai nuôi để có thể đáp ứng yêu cầu mọi mặt của con được tốt nhất. Khi giao con cho ai nuôi cũng có những nguyên tắc nhất định, nhiều khi phải hỏi ý kiến con để xem nguyện vọng của cháu thế nào và muốn ở với bố hay ở với mẹ khi ly hôn.

Quyền nuôi con khi ly hôn năm 2018 vẫn theo các quy định cũ tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không có gì mới hơn hay quy định nào mới, theo đó xác định và đứng trên quyền lợi mọi mặt của con mà Tòa án sẽ quyết định cho ai nuôi con nếu vợ chồng có 1 người con duy nhất. Trong một số trường hợp đó là quyền của người mẹ, người vợ mà người chồng không thể tranh chấp, cũng có trường hợp người con lại có nguyện vọng riêng muốn ở với bố hoặc mẹ. Cũng có trường hợp mặc dù đã thỏa thuận hoặc Tòa án đã quyết định nhưng vợ hoặc chồng vẫn có thể thay đổi người nuôi con.

Khi ly hôn con dưới 36 tháng tuổi thuộc quyền nuôi con lại thuộc về người vợ, đây là một nguyên tắc được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Quy định này nhằm bảo vệ tốt nhất quyền cho trẻ. Tuy nhiên người chồng vẫn có quyền nuôi con khi con dưới 36 tháng tuổi nếu người vợ không có khẳ năng nuôi con hoặc vợ chồng thống nhất để cho người chồng được trực tiếp nuôi con khi ly hôn. Đây cũng là quy định hợp lý bởi tôn trọng nguyên tắc tự thỏa thuận của đương sự khi tham gia vụ án.

Chứng minh điều kiện nuôi con khi ly hôn mà một trong những vấn đề được quan tâm, nhất là các cặp vợ chồng chỉ có 1 người con duy nhất mà con lại trên 3 năm. Đặc biệt là con lại dưới 7 tuổi do đó quyền nuôi con sau khi ly hôn của vợ chồng là hoàn toàn bình đẳng, do đó thường hay tranh chấp về quyền nuôi con. Để chứng minh điều kiện nuôi con thì phải xuất phát từ mục đích làm sao cho con được tốt nhất nên các điều kiện về tâm sinh lý, về kinh tế, về cuộc sống, về môi trường sống là rất cần thiết. Nếu ai có điều kiện tốt hơn Tòa án sẽ giao cho người đó quyền nuôi con sau khi ly hôn.

Phải cấp dưỡng bao nhiêu để nuôi con khi ly hôn, việc cấp dưỡng là nghĩa vụ bắt buộc để nuôi con, thường các cặp vợ chồng chưa hiểu hết ý nghĩa này vì việc cấp dưỡng là vì quyền lợi của con chứ không phải cấp cho người đang nuôi con. Việc cấp dưỡng bao nhiêu trước hết là do vợ chồng tự thỏa thuận cũng như phương thức cấp dưỡng thế nào, hàng tháng hay một lần. Nếu vợ chồng không tự thỏa thuận được Tòa án sẽ căn cứ vào mức sống cụ thể tại khu vực đó để buộc người không nuôi con phải cấp dưỡng và cấp dưỡng thường xuyên hàng tháng. Nếu không tự nguyện cấp dưỡng có thể đề nghị Cơ quan thi hành án dân sự thi hành và buộc phải cấp dưỡng theo Bản án, quyết định của Tòa án khi có yêu cầu thi hành án của người nuôi con.

Thăm nuôi con sau khi ly hôn là việc người không trực tiếp nuôi dưỡng có quyền thăm nom con, việc thăm nom có thể là thường xuyên liên tục hoặc gián đoạn nhưng đây là quyền không ai được ngăn cản miễn sao cho phù hợp là được. Nếu cố tình ngăn cản hoặc có những hành vi vi phạm nghiêm trọng khác thì có thể yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn.

Luật sư hướng dẫn các thủ tục về Ly hôn

Dịch vụ ly hôn nhanh, phân chia tài sản và bảo vệ quyền nuôi con

Các bài viết liên quan:

Trình tự thủ tục ly hôn; Dịch vụ ly hôn nhanh; Đơn phương ly hôn; Thuận tình Ly hôn; Chia tài sản khi ly hôn; Ly hôn tại Tòa án; Luật sư hướng dẫn thủ tục ly hôn; Ly thân và ly dị.

CÔNG TY LUẬT DOANH GIA

Điện thoại: 098.112.9988 – 0904.779997

Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

Website: www.luatdoanhgia.com; Email: luatdoanhgia@gmail.com