Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

0
2886

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trước đây được quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự cũ nay được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự hiện hành. Các hành vi và cấu thành cụ thể của tội phạm này như sau:

Theo quy định của Bộ luật Hình sự thì: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi xem xét về Dấu hiệu pháp lý của tội này ta thấy phải là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối, hành vi này có thể gồm hai hành vi khác nhau là hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt, giữa hai hành vi này có quan hệ mật thiết với nhau, hành vi lừa dối là điều kiện còn hành vi chiếm đoạt là mục đích và kết quả của hành vi lừa dối.

Hành vi lừa dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm để người khác tin đó là sự thật. Người phạm tội biết đó là giả nhưng vẫn đưa ra và mong muốn người khác tin đó là sự thật, hành vi lừa dối được thực hiện là nhằm mục đích chiếm đoạt, hành vi lừa dối mà nhằm mục đích khác thì không phải phạm vào tội này.

Hành vi chiếm đoạt trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có hai hình thức thể hiện cụ thể:

  • Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang trong sự chiếm hữu của chủ tài sản thì hình thức thể hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là hành vi nhận tài sản từ người bị lừa dối. Khi nhận được tài sản thì người phạm tội đã làm chủ được tài sản chiếm đoạt và người bị lừa dối đã mất khả năng làm chủ tài sản đó trên thực tế. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản coi như đã hoàn thành tại thời điểm này.
  • Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang trong sự chiếm hữu của người phạm tội thì hình thức thể hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là hành vi giữ lại tài sản đáng lẽ phải giao cho người bị lừa dối. Lúc này người phạm tội đã làm chủ được tài sản bị chiếm đoạt và người bị lừa dối đã mất tài sản đó. Tội lừa đảo coi như đã hoàn thành tại thời điểm này.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ coi là hoàn thành khi hành vi chiếm đoạt đã xảy ra. Người phạm tội thực hiện với lỗ cố ý trực tiếp.

Luật sư bào chữa cho bị can bị cáo

CÔNG TY LUẬT DOANH GIA

Điện thoại: 098.112.9988 – 0904.779997

Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

Website: www.luatdoanhgia.com; Email: luatdoanhgia@gmail.com