Làm đơn bãi nại có được tha tội

0
1388

Đơn bãi nại là một thuật ngữ quen thuộc dùng trong hoạt động đời sống hàng ngày, tuy không phải là ngôn ngữ pháp luật nhưng nội dung hàm chứa việc người có hành vi phạm tội (chưa bị tòa án xét xử và kết tội) có đơn xin cho người phạm tội

Câu hỏi đặt ra là khi nào thì những người có hành vi phạm tội được người bị hại xin cho, có nghĩa là làm đơn xin cho mình thì sẽ không bị xem xét xử lý tội phạm về hành vi của mình. Đối chiếu vào quy định của pháp luật về Tố tụng hình sự ta thấy: Bộ luật Tố tụng hình sự quy định một số trường hợp

chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của bị hại, có nghĩa người làm  đơn phải là người bị hại hoặc người đại diện của họ, tuy nhiên phải thuộc các tội được quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự về trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại, cụ thể:

Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Chi tiết các tội như sau:

  1. Khoản 1 Điều 134 là: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
  2. Khoản 1 Điều 135 là: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng tinh thần bị kích động mạnh;
  3. Khoản 1 Điều 136 là: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác khi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
  4. Khoản 1 Điều 138 là: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
  5. Khoản 1 Điều 139 là: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính;
  6. Khoản 1 Điều 141 là: Tội hiếp dâm;
  7. Khoản 1 Điều 143 là: Tội cưỡng dâm;
  8. Khoản 1 Điều 155 là: Tội làm nhục người khác;
  9. Khoản 1 Điều 156 là: Tội Vu khống
  10. Khoản 1 Điều 226 là: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Như vậy, với 10 tội phạm trên và đều thuộc khoản 1 khi có đơn bãi nại (Đơn xin rút  yêu cầu khởi tố vụ án) thì cơ quan Điều tra sẽ đình chỉ giải quyết

Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Như vậy, ngoài 10 trường hợp nêu trên thì mặc dù đơn bãi nại nhưng vụ án vẫn được khởi tố mà khi đó việc đơn bãi nại chỉ là một hình thức giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi Tòa án áp dụng pháp luật để xem xét giảm nhẹ cho bị cáo khi tuyên phạt.

Thuê luật sư bào chữa

CÔNG TY LUẬT DOANH GIA

Điện thoại: 0904.779997 – 090.474.9996

Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

Website: www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn; Email: luatdoanhgia@gmail.com