Hộ kinh doanh cá thể nhỏ lẻ là thường tồn tại dưới các dạng là các cửa hàng, cửa hiệu, shop bán hàng, quán cà phê, nhà xưởng, quán ăn, đây là mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, sử dụng ít lao động, số vốn đầu tư không nhiều nhưng hiệu quả kinh tế lại cao
Hộ kinh doanh cá thể hay hộ kinh doanh nhỏ lẻ đều có tên gọi cung là các hộ kinh doanh hay mô hình kinh doanh của hộ gia đình, cá nhân không được quy mô chặt trẽ như các pháp nhân, không có con dấu doanh nghiệp và không thuộc hình thức doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 như là các Công ty TNHh, Công ty Cổ phần…
Hộ kinh doanh là gì? đây cũng là câu hỏi cần được hiểu cho đúng nghĩa và đã được đưa ra tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ:
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
Hộ kinh doanh cá thể là do một cá nhân đứng tên, cá nhân này phải là Công dân Việt Nam có nghĩa là người có quốc tịch Việt Nam, đã thành niên (từ 18 tuổi trở lên), có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, cũng có thể là một nhó cá nhân đứng ra làm chủ. Khi đăng ký kinh doanh thì đăng ký tại một địa điểm nhất định trong phạm vi quận, huyện, tỉnh và trong cả nước, nghĩa là chỉ được mở 01 hộ kinh doanh trên cả nước. Chế độ chịu trách nhiệm là chịu trách nhiệm vô hạn không phải hữu hạn như Công ty TNHH hay Công ty Cổ phần.
Pháp luật quy định về hộ kinh doanh như thế nào? Luật Doanh nghiệp năm 2014 do Quốc hội ban hành quy định về Doanh nghiệp và không quy định cụ thể về Hộ kinh doanh, tuy nhiên khi nghiên cứu Luật Doanh nghiệp ta thấy cũng có những quy định liên quan đến Hộ kinh doanh như:
Tại khoản 3, Điều 183 quy định về Doanh nghiệp tư nhân có quy định “Chủ doanh nghiệp tư nhân không đồng thời là chủ hộ kinh doanh” điều đó cũng đồng nghĩa với việc chủ hộ kinh doanh sẽ không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân.
Tại khoản 2, Điều 212 của Luật cũng quy định “Hộ kinh doanh có quy mô nhỏ thực hiện đăng ký và hoạt động theo quy định của Chính phủ”.
Ngày 14 tháng 9 năm 2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp trong đó có quy định về Hộ kinh doanh.
Số vốn tối thiểu để đăng ký hộ kinh doanh, pháp luật không có quy định số vốn tối thiểu cho hoạt động đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh. Việc thành lập hộ kinh doanh cũng như việc xây dựng dự án, do đó cần có những khoản tiền đầu tư vào hoạt động kinh doanh, do vậy số vốn tối thiểu cũng có thể là vài chục triệu đồng hoặc hơn nữa, tùy thuộc vào quy mô kinh doanh của từng hoạt động kinh doanh cụ thể.
Quy định của về hộ kinh doanh cá thể là các quy định liên quan đến thành lập, tổ chức và hoạt động của hộ kinh doanh. Các quy định về thành lập như đã nêu ở trên “phần Pháp luật quy định về hộ kinh doanh như thế nào”. Ngoài ra còn có các quy định liên quan đến thuế, lệ phí môn bài, kê khai chi phí… trong quá trình hoạt động kinh doanh. Các quy định về kinh doanh buôn bán hàng hóa, thương mại theo Luật Thương mại, các hoạt động kinh doanh các ngành nghề có điều kiện hay điều kiện kinh doanh các ngành nghề phải đáp ứng được. Nói chung đây là hoạt động kinh doanh nên tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh và cũng có thể sẽ là nguyên đơn, bị đơn trong các vụ án.
Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể, ngoài các đặc điểm về quy mô kinh doanh, vốn đầu tư và các hoạt động kinh doanh khác so với các công ty thì Hộ kinh doanh có đặc điểm chính sau:
- Kính doanh nhỏ lẻ dưới 10 lao động;
- Chủ hộ chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản
- Chủ hộ không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân
- Mỗi người chỉ được thành lập 1 hộ kinh doanh;
- Nhiều người có thể chung nhau thành lập 1 hộ kinh doanh
- Và nhiều đặc điểm khác.
Thuế của hộ kinh doanh cá thể; thuế là vấn đề luôn được người kinh doanh quan tâm nhất, hộ kinh doanh cá thể cũng như những mô hình kinh doanh khác đều phải đóng thuế vì đó là nghĩa vụ để hoạt động và đóng góp cho nhà nước và xã hội. Hội kinh doanh cá thể sẽ chịu thuế khoán theo hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên nếu kinh doanh mà doanh thu không quá 100 triệu một năm thì sẽ được miễn thuế. Ngoài ra kinh doanh nghề nào liên quan đến thuế gì thì cũng phải đóng thuế đó ví như: Thuế xuất nhập khẩu, thuế hay lệ phí môn bài, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng. Hiện nay hộ kinh doanh ngoài hóa đơn trực tiếp cũng có thể được sử dụng hóa đơn Giá trị gia tăng (VAT).
Chủ hộ kinh doanh là gì? Chủ hộ kinh doanh là chủ sở hữu hộ kinh doanh, theo quy định hiện hành thì chủ hộ kinh doanh có thể là:
Cá nhân đủ điều kiện như nêu ở trên
Nhóm các nhân là nhiều người cùng nhau kinh doanh cũng phải đáp ứng như cá nhân đủ điều kiện kinh doanh
Hộ gia đình theo quy định của pháp luật Dân sự về hộ gia đình
Chủ hộ kinh doanh là người đại diện theo pháp luật của hộ kinh doanh, nhóm cá nhân có thể cử 01 người làm chủ hộ và đại diện cho hộ kinh doanh, hộ gia đình có thể là chủ hộ hoặc thành viên trong hộ nếu có thỏa thuận để làm đại diện cho hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh có quyền gì? Luật Doanh nghiệp năm 2014 không quy định cụ thể và Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ cũng không quy định nhưng có thể hiểu hộ kinh doanh có các quyền kinh doanh như sau:
- Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.\
- Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
- Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
- Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
- Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.
- Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
- Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của Hộ kinh doanh.
- Từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật
- Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
- Quyền khác theo quy định của luật có liên quan.
Luật Doanh Gia tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý liên quan đến các hoạt động thành lập, tổ chức, sửa đổi, bổ sung và thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể.
Luật sư hướng dẫn pháp lý về Hộ kinh doanh
Các bài viết liên quan: Hồ sơ kinh doanh ở Hà Nội; Mở cửa hàng kinh doanh; Mở hộ kinh doanh ở Hà Nội; Chấm dứt hoạt động kinh doanh; Sang tên hộ kinh doanh; Thành lập hộ kinh doanh; Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh ở các quận, huyện của Hà Nội
CÔNG TY LUẬT DOANH GIA
Điện thoại: 098.112.9988 – 0904.779997
Email: luatdoanhgia@gmail.com; Website: www.luatdoanhgia.com
Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, phường Đức Giang, Q. Long Biên, TP. Hà Nội