Hành vi làm giả tài liệu con dấu xử lý thế nào

0
1153

Hành vi làm giả tài liệu con dấu khi người thực hiện hành vi làm giả các tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bị xử lý hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự như sau:

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

  1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”…

Trong các hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản thì có việc người phạm tội sẽ dùng các hành vi làm giả và cụ thể có thể làm giả tài liệu, các giấy  tờ của cơ quan tổ chức và nhiều khi làm giả cả con dấu của cơ quan tổ chức. Tài liệu giả này được trưng ra để lấy lòng tin người bị lừa đảo và mục đích lừa đảo của người phạm tội có từ ban đầu nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác.

Tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu của cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự, cụ thể như sau:

“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

  1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm…”

Người phạm tội thực hiện hành vi làm giả tài liệu, con dấu hoặc giấy tờ khác của cơ quan tổ chức hoặc người phạm tội có các hành vi sử dụng tài liệu, con dấu hoặc giấy tờ khác của cơ quan tổ chức và đây là giấy tờ giả nhưng lại thực hiện hành vi trái pháp luật thì sẽ phạm tội này nếu không sử dụng vào hành vi trái pháp luật thì không phạm tội này. Như vậy, tội này sẽ có 02 nhóm là:

Nhóm 1: Là các hành vi làm giả tài liệu, giấy tờ, con dấu của cơ quan, tổ chức nhưng lại sử dụng vào các mục đích không trái pháp luật và việc làm giả có thể giả cả về nội dung và giả cả về hình thức;

Nhóm 2: Là hành vi sử dụng các giấy tờ, tài liệu hoặc con dấu mà mình đã biết là giả, có thể là mình mua, do người khác cho, hay nhặt được… nhưng lại sử dụng các giấy tờ này vào mục đích bất hợp pháp thì cũng phạm tội này.

Theo hướng dẫn mới nhất của Tòa án nhân dân tối cao thì:

Hành vi làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã xâm phạm vào 02 khách thể khác nhau được Bộ luật Hình sự bảo vệ (quy định tại Điều 174 và Điều 341 của Bộ luật Hình sự), nên nếu hành vi đó có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì bị xử lý hình sự cả về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174) và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (Điều 341).

Luật sư bào chữa, hướng dẫn khởi kiện và bảo vệ quyền lợi

CÔNG TY LUẬT DOANH GIA

Điện thoại: 0904.779997 – 090.474.9996

Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

Website: www.luatdoanhgia.com; Email: luatdoanhgia@gmail.com