Di chúc là ý chí cá nhân của một người nhằm chuyển dịch tài sản của mình cho người khác sau khi chết, người lập di chúc để lại di sản thừa kế cho người khác chính là cách chuyển dịch tài sản của mình cho người khác.
Người lập di chúc có thể tự tay mình viết ra di chúc hoặc có thể nhờ người khác đánh máy, in ra di chúc hoặc công chứng di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn hoặc có thể nhờ người làm chứng cho việc di chúc
Khi di chúc sẽ được gửi giữ theo quy định tại Điều 641 của Bộ luật dân sự, cụ thể:
- Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc.
Như vậy, tổ chức hành nghề công chứng là nơi người lập di chúc có thể yêu cầu và tổ chức công chứng sẽ thực hiện việc gửi giữ di chúc hoặc người lập di chúc có thể nhờ người khác đây có thể là tổ chức hành nghề luật sư, các luật sư hoặc những người làm chứng hoặc những người thân mà người lập di chúc thấy rằng mình tin tưởng và đặt niềm tin khi gửi giữ di chúc.
- Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về công chứng.
Do đó, nếu các tổ chức cá nhân khác khi lưu giữ di chúc cũng nên áp dụng cách lưu giữ của tổ chức hành nghề công chứng (Điều 60 Luật Công chứng):
“1. Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ di chúc của mình. Khi nhận lưu giữ di chúc, công chứng viên phải niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, ghi giấy nhận lưu giữ và giao cho người lập di chúc.
- Đối với di chúc đã được tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ nhưng sau đó tổ chức này chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì trước khi chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể, tổ chức hành nghề công chứng phải thỏa thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác lưu giữ di chúc. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì di chúc và phí lưu giữ di chúc phải được trả lại cho người lập di chúc.
- Việc công bố di chúc lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự”
- Người giữ bản di chúc có nghĩa vụ sau đây:
a) Giữ bí mật nội dung di chúc;
b) Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc;
c) Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của ít nhất hai người làm chứng.
Giải quyết tranh chấp thừa kế, di chúc
CÔNG TY LUẬT DOANH GIA
Điện thoại: 0904.779997 – 090.474.9996
Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội
Website: www.luatdoanhgia.com; Email: luatdoanhgia@gmail.com