Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

0
1852

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể là người muốn kinh doanh gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý kinh doanh để xin cấp đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể, khi được cơ quan đăng ký cấp đăng ký kinh doanh thì chủ hộ có thể hoạt động kinh doanh bình thường…

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể năm 2018 gồm những gì? đăng ký hộ kinh doanh cá thể gồm các phần về hồ sơ đăng ký kinh doanh cá thể, giấy đề nghị đăng ký kinh doanh, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân. Tùy từng trường hợp phải có thểm sổ hộ khẩu, hợp đồng thuê, hợp đồng mượn địa điểm đăng ký kinh doanh. Sau khi đã có hồ sơ hợp lệ thì gửi đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện việc đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể.

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể ở đâu? Đây là câu hỏi mà nhiều bạn đọc đã gửi đến Luật Doanh Gia, theo quy định hiện hành thì việc đăng ký hộ kinh doanh cá thể được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận huyện, không phải ở Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh. Đối với cấp huyện thì phòng phòng kinh tế của huyện, đối với thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và cấp quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì thuộc Phòng Tài chính hoặc Phòng Kinh tế tùy theo phân công chuyên môn của từng nơi.

Những giấy tờ cần thiết khi đăng ký hộ kinh doanh gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, giấy này theo mẫu có thể tự viết tay hoặc có thể đánh máy cho rõ ràng, sạch đẹp với các nội dung chính: Tên hộ kinh doanh, Ngành nghề kinh doanh, vốn kinh doanh, địa chỉ kinh doanh, thông tin về đại diện hộ kinh doanh.
  • Danh sách thành viên góp vốn kinh doanh, nếu chỉ một mình thì không cần danh sách mà ghi luôn vào trong giấy đề nghị như trên.
  • Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ thay thế như: Thẻ căn cước công dân, hộ chiếu… bảo đảm các giấy này đều còn có thời hạn sử dụng và có giá trị, hiệu lực sử dụng.
  • Hợp đồng thuê, hợp đồng mượn địa điểm kinh doanh hoặc giấy tờ chứng minh sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh, giấy tờ về đất đai nếu có.
  • Sổ hộ khẩu gia đình để bảo đảm các thông tin ghi trên đăng ký là phù hợp với nơi cứ trú của chủ hộ kinh doanh.

Mẫu giấy đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện theo quy định của pháp luật, tuy nhiên các mẫu chỉ là hướng dẫn tương đối để cho thuận tiện, không có nghĩa là bắt buộc phải theo, hay không có nghĩa là không theo thì không được, tuy nhiên để thuận lợ thì các luật sư vẫn dựa trên cơ sở mẫu đó để thực hiện cho khách hàng với mong muốn khởi đầu kinh doanh thuận lợi, mẫu có thể lấy tại www.luatdoanhgia.com hoặc www.luadoanhgia.vn hoặc email: luatdoanhgia@gmail.com

Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh cá thể là “khoản thu đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã”, thường khi thành lập các công ty, doanh nghiệp thì mức phí đăng ký cao hơn so với hộ kinh doanh. Theo quy định tại Thông tư số 250/2016/TT-BTC và Thông tư số 96/2017/TT-BTC thì lệ phí này thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do đó mỗi địa phương sẽ căn cứ tình hình kinh tế xã hội, mức sống của nhân dân để quyết định và thông qua mức lệ phí này sao cho phù hợp.

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể ở Hà Nội thường có mức lệ phí cao hơn các tỉnh thành, việc đăng ký hộ kinh doanh ở Hà Nội được thực hiện thông qua cơ quan đăng ký kinh doanh của 12 quận (Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Tây Hồ, Hoàng Mai, Long Biên, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm) và cơ quan đăng ký kinh doanh tại các huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội. Thường hoạt động đăng ký kinh doanh cá thể ở Hà Nội được thực hiện qua bộ phận hành chính công hay “một cửa”.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh cá thể gồm các nhóm hồ sơ sau:

Nhóm 1: Các hồ sơ liên quan đến nhân thân của chủ hộ kinh doanh, người đại diện hộ kinh doanh và người tham gia góp vốn, các hồ sơ này gồm các giấy tờ nhân thân như: Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước, hộ chiếu, sổ hộ khẩu, đăng ký tạm trú…

Nhóm 2: Các hồ sơ liên quan đến việc sử dụng hợp pháp trụ sở kinh doanh như: Hợp đồng mượn trụ sở, hợp đồng thuê trụ sở, ủy quyền quản lý trụ sở, giấy tờ nhà đất, sổ đỏ chứng minh quyền sử dụng, khoảng cách giữa cơ sở với các cồng trường học, bệnh viện, quy hoạch địa điểm kinh doanh…

Nhóm 3: Giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh và các nội dung trong giấy như miêu tả ở trên, bìa hồ sơ thành lập hộ kinh doanh theo hướng dẫn của từng đơn vị cụ thể.

Luật Doanh Gia cung cấp dịch vụ và hướng dẫn thủ tục, trình tự, điều kiện, hoàn thiện hồ sơ xin cấp, thành lập Hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Luật sư hướng dẫn pháp lý về Hộ kinh doanh

Các bài viết liên quan: Hồ sơ kinh doanh ở Hà Nội; Mở cửa hàng kinh doanh; Mở hộ kinh doanh ở Hà Nội; Chấm dứt hoạt động kinh doanh; Sang tên hộ kinh doanh; Thành lập hộ kinh doanh; Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh ở các quận, huyện của Hà Nội

CÔNG TY LUẬT DOANH GIA

Điện thoại: 098.112.9988 – 0904.779997

Email: luatdoanhgia@gmail.com; Website: www.luatdoanhgia.com

Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, phường Đức Giang, Q. Long Biên, TP. Hà Nội