Bị đơn phản tố

0
1970

Bị đơn phản tố là quyền yêu cầu phán tố của bị đơn đối với nguyên đơn trong cùng một vụ án khi bị đơn bị nguyên đơn khởi kiện ra tòa án (theo Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự).

Yêu cầu phản tố của bị đơn được thực hiện: Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn. Yêu cầu phản tố có các nội dung cơ bản sau:

– Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn;

– Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn;

– Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

Đưa ra yêu cầu phản tố lúc nào thì thích hợp nhất, đây cũng là một nội dung mà khi bị đơn có ý định đưa ra yêu cầu phản tố, bị đơn cần xác định rõ bị đơn chỉ có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

Vậy thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải là khi nào? Thẩm phán tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự. Trước khi tiến hành phiên họp, Thẩm phán phải thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp.

Như vậy, khi nhận được thông báo về phiên họp hòa giải công khai chứng cứ và trước thời điểm mở phiên họp công khai chứng cứ thì bị đơn có quyền có yêu cầu phản tố.

Luật sư bào chữa, hướng dẫn khởi kiện và bảo vệ quyền lợi

CÔNG TY LUẬT DOANH GIA

Điện thoại: 0904.779997 – 098.112.9988

Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

Website: www.luatdoanhgia.com; Email: luatdoanhgia@gmail.com