Bàn về hiệu lực của Di chúc

0
1300

Với tính chất là thể hiện ý trí của cá nhân nhằm chuyển dịch tài sản của mình cho người khác sau khi chết nên di chúc cần xác định tính hiệu lực của nó, thời điểm có hiệu lực và hiệu lực toàn bộ hay một phần.

Thứ nhất bàn về thời điểm có hiệu lực của di chúc, theo quy định thời thời điểm có hiệu lực của Di chúc là thời điểm mở thừa kế. Vậy, thời điểm mở thừa kế là thời điểm nào? Theo quy định thì: Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật Dân sự. Do đó, thời điểm người để lại di sản chết và có thể là chết về mặt pháp lý như là trường hợp bị Tòa án tuyên bố là đã chết.

Di chúc không có hiệu lực là di chúc có thể không có hiệu lực toàn bộ hoặc không có hiệu lực một phần khi:

– Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; Điều này khác biệt với thừa kế theo pháp luật bời người nhận thừa kế đã chết trước nghĩa là lúc đó di chúc vẫn chưa phát sinh hiệu lực bởi lẽ di chúc chỉ phát sinh hiệu lực khi người lập di chúc chết.

– Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

– Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực. Điều này cho thấy người hoặc tổ chức được nhận phần khác theo di chuc còn sống, còn tồn khai và khi di chúc có hiệu lực thì họ được hưởng phần đã thể hiện trong di chúc còn phần mà người được hưởng đã chết trước sẽ không có hiệu lực.

– Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế;

– Nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

– Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.

– Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực với điều kiện bản di chúc đó phải đáp ứng các điều kiện có hiệu lực pháp luật và trong tất cả các bản di chúc để lại chỉ cần bản di chúc cuối cùng đáp ứng đủ điều kiện có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên sẽ là bản di chúc có hiệu lực và được áp dụng.

– Di chúc có hiệu lực pháp luật phải đáp ứng cả về nội dung lẫn hình thức và đó được gọi là điều kiện có hiệu lực của di chúc.

Giải quyết tranh chấp thừa kế, di chúc

CÔNG TY LUẬT DOANH GIA

Điện thoại: 0904.779997 – 090.474.9996

Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

Website: www.luatdoanhgia.com; Email: luatdoanhgia@gmail.com